Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị ở các đơn vị Bộ đội Biên phòng
24/05/2010 08:14
Là một trong những điển hình của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Nam nêu kinh nghiệm tốt về đổi mới hình thức, phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị (GDCT) ở đơn vị cơ sở.Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam quản lý, bảo vệ tuyến biên giới đất liền và biển, đảo. Tuyến biên giới đất liền dài 142 km, tiếp giáp tỉnh Sê Công (nước Lào), gồm hai huyện, 12 xã, 80 thôn, bản với hơn ba nghìn hộ dân, gần 18 nghìn người, chủ yếu là các dân tộc Cà Tu, Ve, Tà Riềng... Đây là địa bàn phức tạp về các hoạt động xâm nhập, buôn bán, vận chuyển chất ma túy, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép... Tuyến biển, đảo với bờ biển dài 125 km, có đảoCù Lao Chàm, hai thành phố, bốn huyện, 15 xã, phường, 108 thôn, gần 30 nghìn hộ, hơn 125 nghìn người. Trong những năm qua, đời sống nhân dân được cải thiện; kinh tế phát triển, trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, khu vực này tiềm ẩn những...
Là một trong những điển hình của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Nam nêu kinh nghiệm tốt về đổi mới hình thức, phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị (GDCT) ở đơn vị cơ sở.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam quản lý, bảo vệ tuyến biên giới đất liền và biển, đảo. Tuyến biên giới đất liền dài 142 km, tiếp giáp tỉnh Sê Công (nước Lào), gồm hai huyện, 12 xã, 80 thôn, bản với hơn ba nghìn hộ dân, gần 18 nghìn người, chủ yếu là các dân tộc Cà Tu, Ve, Tà Riềng… Đây là địa bàn phức tạp về các hoạt động xâm nhập, buôn bán, vận chuyển chất ma túy, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép… Tuyến biển, đảo với bờ biển dài 125 km, có đảo
Cù Lao Chàm, hai thành phố, bốn huyện, 15 xã, phường, 108 thôn, gần 30 nghìn hộ, hơn 125 nghìn người. Trong những năm qua, đời sống nhân dân được cải thiện; kinh tế phát triển, trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, khu vực này tiềm ẩn những diễn biến phức tạp về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tình trạng tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển, thăm dò, khai thác dầu khí, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam, thu giữ tàu, thuyền và phạt tiền với số tiền rất lớn; tình hình tranh chấp đất đai, khiếu kiện diễn biến phức tạp,… Quản lý, bảo vệ địa bàn như vậy, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) BĐBP thường xuyên đối mặt nhiều thử thách, đấu tranh với các đối tượng, có lúc căng thẳng, quyết liệt, hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ; hoạt động công tác của CBCS thường xuyên phân tán nhỏ lẻ, xa đơn vị nhiều ngày. Thiên tai, bão lũ xảy ra liên tục cùng với mặt trái cơ chế thị trường, đã làm cho đời sống của bộ đội gặp nhiều khó khăn, đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của CBCS.
Bảo đảm CBCS vững vàng trước mọi thử thách, Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo cơ quan chính trị và các đơn vị đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao chất lượng GDCT. Cùng với thực hiện các chương trình GDCT chung, Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo tập trung tuyên truyền, giáo dục CBCS nâng cao niềm vinh dự, tự hào về truyền thống của Đảng, dân tộc, quân đội và BĐBP; tổ chức biên soạn nội dung giáo dục, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, quân đội, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, giúp CBCS nắm vững những vấn đề chung của đất nước, quân đội, đơn vị, địa bàn đóng quân và diễn biến ở khu vực và trên thế giới. Kết hợp chặt chẽ GDCT với giáo dục pháp luật và tăng cường công tác quản lý, duy trì kỷ luật ở các đơn vị cơ sở. Riêng nội dung giáo dục pháp luật, cùng với học tập quán triệt các chương trình quy định, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ lực lượng chuyên trách trực tiếp thực thi pháp luật trên biên giới, đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu các chuyên đề pháp luật liên quan công tác biên phòng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành. Thực hiện Nghị quyết số 61-2007, ngày 7-12-2007 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 9-12-2003 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa IX) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và các đơn vị tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp các ngành tư pháp, bưu chính viễn thông và văn hóa thông tin về xây dựng tủ sách pháp luật ở các xã, khu vực biên giới, biển, đảo với các hình thức ngăn sách, ô sách ở các điểm bưu điện văn hóa xã, đồng thời luân chuyển sách giữa các đơn vị với các tủ sách của các xã, phường, biên giới… Do vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai có hiệu quả trong BĐBP và nhân dân, góp phần tích cực nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công dân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, hạn chế các vi phạm kỷ luật, pháp luật trong các đơn vị.
Các đơn vị sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục và phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, tính tích cực của các đối tượng trong giảng dạy và học tập. Do đặc điểm hoạt động phân tán nhỏ lẻ, các đơn vị cơ sở vận dụng nhiều hình thức giáo dục linh hoạt để bảo đảm số quân tham gia huấn luyện, học tập. Kết hợp học theo lớp, theo diện tập trung với học “cuốn chiếu”, quay vòng hoặc có nội dung thông qua hoạt động thực tiễn, sinh hoạt hằng ngày để tiến hành giáo dục (như công tác vận động quần chúng, hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống ở đơn vị, tổ chức hoạt động Phòng Hồ Chí Minh; tham gia phong trào đềm ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, viếng nghĩa trang liệt sĩ…); một số nội dung quan trọng hoặc do yêu cầu gấp đã cử báo cáo viên xuống cơ sở (đồn, trạm, tổ địa bàn) trực tiếp giảng dạy, truyền đạt. Bên cạnh giảng dạy, học tập truyền thống là lên lớp nghe giảng, ghi chép, thì nhiều nội dung được truyền đạt thông qua phương pháp thảo luận chuyên đề, diễn đàn hoặc lồng ghép trong các cuộc thi tìm hiểu truyền thống BĐBP, thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, về biển, đảo Việt Nam và các cuộc thi do cấp trên tổ chức nhân các ngày kỷ niệm lớn; thông qua các kênh phát thanh – truyền hình, chuyên mục Vì chủ quyền an ninh biên giới của BĐBP tỉnh; truyền thanh và bản tin nội bộ… Sau mỗi đợt học tập, nghiên cứu các chuyên đề, tổ chức viết thu hoạch, chấm điểm, nhận xét đánh giá theo phân cấp quản lý cán bộ; chủ động đề ra các câu hỏi gắn với nhiệm vụ, công tác và xây dựng đơn vị để kiểm tra nhận thức; kiểm điểm phẩm chất đạo đức và đề ra các tiêu chí phấn đấu phù hợp chức trách, nhiệm vụ sau khi học các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… cho tất cả các đối tượng. Trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, các đơn vị lồng ghép các nội dung giáo dục chính trị vào kịch bản để tuyên truyền tạo sự hấp dẫn thu hút nhiều người nghe, có tác dụng trong tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng cho CBCS.
Đổi mới và vận dụng nhiều phương pháp, đã động viên, khuyến khích phong trào tự học, tự nghiên cứu, tăng cường đối thoại giữa người dạy và học, tạo hứng thú cho người học; trình độ, nhận thức của CBCS được bổ sung toàn diện, sâu sắc. Các vấn đề lý luận về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng được truyền đạt và thảo luận liên hệ sát tình hình thực tế của từng đơn vị, địa bàn… Kết hợp lý luận và thực tiễn, học với hành, giáo dục lý luận chính trị với rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ toàn diện với bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, đã làm cho CBCS các đơn vị BĐBP tỉnh Quảng Nam nâng cao nhận thức mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với nước láng giềng.
Theo Nhandan