Thứ hai,  16/09/2024

Đảng bộ xã Quang Lang lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội

LSO-Quang Lang là xã vùng 1 của huyện Chi Lăng, với 1.644 hộ, 7.146 nhân khẩu gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống ở 13 thôn bản. Địa hình được phân chia gồm có vùng núi đá, núi đất, bãi bồi ven sông, ngoài ra có Quốc lộ 1A, đường sắt tuyến Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua là lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, vì vậy đời sống kinh tế-xã hội có nhiều bước tiến đáng kể.Chăm sóc vườn ươm giống cây trồng ở huyện Chi Lăng Ảnh: Thanh ĐànĐồng chí Hoàng Xuân Thịnh, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, để có hướng đi đúng, phù hợp tạo hiệu quả kinh tế cao, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm nông-lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, tập trung vào trồng các loại cây có...

LSO-Quang Lang là xã vùng 1 của huyện Chi Lăng, với 1.644 hộ, 7.146 nhân khẩu gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống ở 13 thôn bản. Địa hình được phân chia gồm có vùng núi đá, núi đất, bãi bồi ven sông, ngoài ra có Quốc lộ 1A, đường sắt tuyến Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua là lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, vì vậy đời sống kinh tế-xã hội có nhiều bước tiến đáng kể.

Chăm sóc vườn ươm giống cây trồng ở huyện Chi Lăng

Ảnh: Thanh Đàn

Đồng chí Hoàng Xuân Thịnh, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, để có hướng đi đúng, phù hợp tạo hiệu quả kinh tế cao, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm nông-lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, tập trung vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh cây lúa truyền thống, cây dưa hấu, khoai tây, rau màu các loại cũng phải dần khẳng định được vị trí trong cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân. Chính vì vậy, trong những năm qua, sản xuất nông-lâm nghiệp được phát triển tích cực theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung về cây na ở vùng núi đá như các thôn Than Muội, Mỏ Đá, Pha Đeng, Chằm Pháng; các thôn thuộc vùng núi đất như Làng Coóc, Làng Thành, Làng Trung, Khun Áng… tập trung trồng các loại cây như nhãn, vải thiều, hồng nhân hậu, cây lấy gỗ, cây công nghiệp; ở những bãi bờ dọc theo sông Thương, bà con trồng lúa, ngô, dưa hấu, thuốc lá và các loại cây rau màu khác. Việc áp dụng phù hợp phát huy nội lực từng vùng như trên đã nâng tổng sản phẩm lương thực có hạt hàng năm tăng, nếu như năm 2005 chỉ đạt 1.530 tấn/năm, thì đến năm 2009 tăng lên trên 1.800 tấn/năm; lương thực bình quân đầu người đạt 330 kg/người năm 2005 cũng tăng lên 450 kg/người/năm 2009. Diện tích trồng các loại cây ăn quả cũng được mở rộng, năm 2005 có 410 ha thì đến năm 2009 bà con đã mở rộng lên đến 734,4 ha. Đối với chăn nuôi do diện tích đồng cỏ ngày một thu hẹp, hơn nữa việc cơ giới hoá trong nông nghiệp diễn ra mạnh nên tổng đàn trâu ngày một giảm, hiện toàn xã còn 812 con trâu, 239 con bò, chăn nuôi lợn và gia cầm được nhân dân trong xã chú trọng đầu tư phát triển với trên 3000 con lợn và 30.000 con gia cầm. Công tác trồng rừng được xác định là một trong những lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế nên các dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng như dự án trồng rừng Việt – Đức, trồng cây phân tán được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2005-2010, diện tích rừng toàn xã đã tăng từ 619,3 ha lên đến 669,03 ha, nâng độ che phủ rừng từ gần 40% lên trên 50%. Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi và giao đến các hộ gia đình quản lý, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ các sản phẩm vườn rừng.
Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại như: sản xuất gạch bê tông, xay sát chế biến lương thực, hàn khung sắt, kinh doanh phân bón, dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân… mặc dù quy mô còn nhỏ nhưng bước đầu đã có sự đầu tư và ngày càng được mở rộng. Trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 5 năm (2005-2010), Đảng uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân phát huy nội lực, đồng thời được sự hỗ trợ của Nhà nước, các công ty đóng trên địa bàn nên nhiều công trình về trường học, trụ sở làm việc, nhà văn hoá thôn, các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn… đã được xây dựng với tổng số vốn khoảng 13 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 1 tỷ đồng, phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng, phù hợp có hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền và sự đoàn kết nỗ lực của nhân dân xã Quang Lang, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt trên 8%, thu nhập bình quân đầu người trên 7 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực văn hoá- xã hội chuyển biến tích cực, số hộ có mức sống khá và giàu chiếm trên 30%, hộ nghèo chỉ còn chiếm 2,11%, không còn hộ đói. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố và xây dựng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đỗ Hoạt