Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận ở tổ
01/06/2010 10:17
LSO-Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ngày 31/5, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tổ về dự án Luật thuế bảo vệ môi trường tại phòng họp Trung tâm hội nghị quốc tế.Luật thuế bảo vệ môi trường tuy ngắn so với các luật đã ban hành (Tổng cộng có 06 trang với 4 chương và 14 điều) nhưng không khí thảo luận rất sôi nổi ngay từ tên gọi của Luật. Các ĐBQH của tỉnh cho rằng chỉ cần gọi là Luật thuế môi trường là đầy đủ nội hàm, ý nghĩa và phù hợp với nội dung của Luật. Tuy ngắn nhưng Luật chưa cụ thể mà vẫn mang tính luật khung, đại biểu đề nghị nên xây dựng càng cụ thể càng tốt. Dự thảo luật nên làm rõ đối tượng chịu thuế và người nộp thuế thì mới khả thi; xác định rõ hàng hóa sản phẩm gì, ai phải nộp thuế, quy định như dự thảo là chưa hết. Ví dụ như chưa có dịch vụ nào đưa vào đối tượng chịu thuế chẳng hạn như dịch vụ nhà hàng ăn uống xả thải trực tiếp ra môi trường,...
LSO-Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ngày 31/5, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tổ về dự án Luật thuế bảo vệ môi trường tại phòng họp Trung tâm hội nghị quốc tế.
Luật thuế bảo vệ môi trường tuy ngắn so với các luật đã ban hành (Tổng cộng có 06 trang với 4 chương và 14 điều) nhưng không khí thảo luận rất sôi nổi ngay từ tên gọi của Luật. Các ĐBQH của tỉnh cho rằng chỉ cần gọi là Luật thuế môi trường là đầy đủ nội hàm, ý nghĩa và phù hợp với nội dung của Luật. Tuy ngắn nhưng Luật chưa cụ thể mà vẫn mang tính luật khung, đại biểu đề nghị nên xây dựng càng cụ thể càng tốt. Dự thảo luật nên làm rõ đối tượng chịu thuế và người nộp thuế thì mới khả thi; xác định rõ hàng hóa sản phẩm gì, ai phải nộp thuế, quy định như dự thảo là chưa hết. Ví dụ như chưa có dịch vụ nào đưa vào đối tượng chịu thuế chẳng hạn như dịch vụ nhà hàng ăn uống xả thải trực tiếp ra môi trường, xuống sông, biển hoặc dịch vụ gây tiếng ồn như karaoke; hoặc như xe cơ giới chạy ngoài đường gây ô nhiễm …Nhiều đại biểu có chung quan điểm là dự thảo cần phân biệt rõ thuế, phí, tránh tình trạng thuế, phí chồng lên nhau. Đặc biệt lưu ý việc đánh thuế môi trường lên xăng dầu, vì đây là mặt hàng nhạy cảm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội, và hiện nay mặt hàng này cũng đang phải gánh nhiều loại thuế, phí khác nhau. Về mặt hàng dầu hỏa phục vụ thắp sáng cho đồng bào vùng sâu, vùng xa chưa có điện mà đánh thuế thì sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng vốn đã gặp khó khăn nên cần cân nhắc, tính toán kỹ hơn. Đại biểu cũng đề nghị các sắc thuế không được tác động đến đa số dân nghèo. Một số ý kiến lo ngại, đánh thuế môi trường thực tế người tiêu dùng sẽ chịu thiệt nhất là nhóm hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật sẽ đè nặng lên vai người nông dân. Phải phân biệt rạch ròi giữa thuế năng lượng và thuế giao thông; chuyển phí nước thải và phí chất thải rắn sang thuế môi trường để dễ thực thi và đảm bảo minh bạch hơn; khung thuế suất như dự thảo rất rộng nên sẽ gây ra tình trạng thực thi tùy tiện, phát sinh tiêu cực. Cũng có ý kiến cho rằng mục đích của luật này là giảm thiểu xả thải, bảo vệ môi trường, vì vậy nên nâng pháp lệnh phí và lệ phí lên thành luật để nâng cao tính răn đe và bao quát hơn. Nhiều ý kiến lại cho rằng, dự thảo luật nên nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế, làm rõ căn cứ tính thuế; khung thuế suất được quy định như tại dự thảo là chưa hợp lý. Các đại biểu cũng chỉ ra nhiều “sạn” trong dự thảo Luật như sử dụng nhầm lẫn giữa các khái niệm tiêu chuẩn với quy chuẩn; các lỗi chính tả sơ đẳng…
Nguyễn Đặng Ân