LSO-Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 17/7/2007, về tăng cường sự lãnh đạo công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, công đoàn đã phối hợp điều tra, khảo sát, nắm tình hình, phân loại doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn, đồng thời tuyên truyền, vận động công nhân lao động (CNLĐ) gia nhập tổ chức công đoàn. Sau hơn 3 năm thực hiện, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nay là doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN)) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả bước đầu. Công ty TNHH Bảo Long - đơn vị có tổ chức CĐCS vững mạnh xuất sắcTừ năm 2007 đến nay, các cấp công đoàn đã thành lập mới được 32 công đoàn cơ sở (CĐCS), kết nạp 817 đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), nâng tổng số DNNNN có tổ chức công đoàn lên 68 CĐCS với 3.689 ĐVCĐ....
LSO-Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 17/7/2007, về tăng cường sự lãnh đạo công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, công đoàn đã phối hợp điều tra, khảo sát, nắm tình hình, phân loại doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn, đồng thời tuyên truyền, vận động công nhân lao động (CNLĐ) gia nhập tổ chức công đoàn. Sau hơn 3 năm thực hiện, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nay là doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN)) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả bước đầu.
|
Công ty TNHH Bảo Long – đơn vị có tổ chức CĐCS vững mạnh xuất sắc |
Từ năm 2007 đến nay, các cấp công đoàn đã thành lập mới được 32 công đoàn cơ sở (CĐCS), kết nạp 817 đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), nâng tổng số DNNNN có tổ chức công đoàn lên 68 CĐCS với 3.689 ĐVCĐ. Nhiều CĐCS đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Chị Đinh Thị Minh Loan, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Bảo Long chia sẻ kinh nghiệm, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, CĐCS luôn tranh thủ sự phối hợp, tạo điều kiện của lãnh đạo công ty để làm tốt công tác công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động (NLĐ). Các hoạt động phong trào đã góp phần gắn kết CNLĐ lại với nhau, với tổ chức CĐCS. NLĐ thêm tin tưởng vào công ty, yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Ở một số doanh nghiệp, CĐCS còn lúng túng trong nội dung và phương pháp hoạt động, chưa tập trung vào chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Do đó, tổ chức công đoàn chưa trở nên hấp dẫn với CNLĐ. Và người sử dụng lao động cũng chưa thấy rõ vai trò của công đoàn nên chưa ủng hộ và tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ như đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… chưa nghiêm túc. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với NLĐ và người sử dụng lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế, năm 2010 đã có 7 CĐCS giải thể do doanh nghiệp ngừng hoạt động. Đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ còn 61 CĐCS thuộc DNNNN với 2.128 ĐVCĐ.
Bà Hoàng Thị Oanh, Phó trưởng Ban Tổ chức, LĐLĐ tỉnh cho biết, hiện nay, đa số các DNNNN chưa có tổ chức cơ sở đảng nên việc khảo sát, phân loại doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập công đoàn còn nhiều khó khăn. Và việc thu phí công đoàn thường gặp trở ngại do NLĐ và người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng về vai trò của tổ chức công đoàn.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã đến huyện Hữu Lũng, nơi tập trung khá nhiều DNNNN. Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Xuân Phình, Chủ tịch LĐLĐ huyện chia sẻ, trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang làm ăn hiệu quả. Nhưng việc vận động thành lập tổ chức CĐCS cũng không dễ dàng. Vì số lượng lao động ít, lại làm việc theo mùa vụ. Bên cạnh đó, các quy định về tổ chức công đoàn chưa bám sát thực tế. Trong văn bản của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động có nêu hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn nhưng chế tài chưa đủ mạnh và chưa phân công rõ cơ quan chức năng thực hiện nên chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động vẫn thờ ơ với việc thành lập công đoàn.
Việc thực hiện Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả bước đầu rất tích cực, thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng đối với việc phát triển tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, để Chỉ thị 20 phát huy hiệu quả thiết thực hơn nữa, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, và các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của mỗi cấp, ngành và từng cơ quan, đơn vị. Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ khi thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn. Đồng thời chú trọng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp; nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong việc phát triển số lượng cũng như chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn tại các DNNNN.