Thứ tư,  11/09/2024

Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam

Ngày 14/05/2010 Hội đồng khoa học của Bộ VHTTDL đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam” do Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành - TCDL làm chủ nhiệm đề tài. Hội đồng nghiệm thu đề tài do Tiến sỹ Hoàng Thị Điệp - Phó Tổng Cục trưởng TCDLlàm Chủ tịch Hội đồng gồm 9 thành viên đại diện một số Vụ chức năng của Tổng cục Du lịch, một số nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và đại diện một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách du lịch tàu biển.Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam. Đề tài đã nêu lên tính cấp thiết trong việc đầu tư phát triển du lịch tàu biển của nước ta trong thời gian tới và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam với mục tiêu đưa Việt...

Ngày 14/05/2010 Hội đồng khoa học của Bộ VHTTDL đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam” do Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành – TCDL làm chủ nhiệm đề tài. Hội đồng nghiệm thu đề tài do Tiến sỹ Hoàng Thị Điệp – Phó Tổng Cục trưởng TCDLlàm Chủ tịch Hội đồng gồm 9 thành viên đại diện một số Vụ chức năng của Tổng cục Du lịch, một số nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và đại diện một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách du lịch tàu biển.

Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam. Đề tài đã nêu lên tính cấp thiết trong việc đầu tư phát triển du lịch tàu biển của nước ta trong thời gian tới và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tàu biển đến Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến của khách du lịch tàu biển trong khu vực và thế giới trong thời gian tới.

Du lịch tàu biển là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất trên thế giới trong những năm gần đây (tốc độ tăng khoảng 8-9%/năm), thị trường chính của du lịch tàu biển là khu vực Bắc Mỹ – Caribe, Châu Âu, Châu á – Thái Bình Dương. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển du lịch tàu biển nhanh nhất thế giới trong thời gian tới.

Việt Nam có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, với hơn 3.200km bờ biển trải dài trên cả nước, nằm trong hải trình của các hãng tàu biển quốc tế đi qua, hệ thống cảng biển thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều vùng biển đẹp nổi tiếng trên thế giới như: Hạ Long, Lăng Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển còn rất thấp, chủ yếu do một số công ty lữ hành quốc tế tự khai thác, nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam chưa có chiến lược phát triển du lịch biển, thiếu các chính sách khuyến khích, hỗ trợ loại hình du lịch này phát triển trong những năm vừa qua, vì vậy lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển hàng năm chỉ chiếm khoảng 5 -6% so với tổng lượng khách đến Việt Nam trong giai đoạn từ 1997-2008.

Để những tiềm năng và lợi thế đó trở thành hiện thực, nhóm tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu,… nguyên nhân tồn tại trong việc phát triển du lịch tàu biển tại Việt Nam, từ đó đưa ra 9 giải pháp và một số khuyến nghị nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch tàu biển trong khu vực và thế giới, trong đó có giải pháp xây dựng trung tâm du lịch tàu biển tại cảng Đà Nẵng được các chuyên gia nhìn nhận như một giải pháp mang tầm chiến lược nếu được thực hiện sẽ là bước đột phá thúc đẩy loại hình du lịch tàu biển ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có thể trở thành trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực trong khoảng 10 – 15 năm tới.

Các chuyên gia trong Hội đồng nghiệm thu đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và khả năng ứng dụng trong thực tiễn của đề tài này, và bổ sung thêm những ý kiến quan trọng để nhóm tác giả hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài và mong muốn đề tài này sớm được đưa vào áp dụng trong thực tiễn và phổ biến rộng rãi trong ngành Du lịch.

Theo vietnamtourism