Cưa xăng đang tàn phá rừng tự nhiên
26/03/2010 11:08
LSO-Rừng tự nhiên thuộc vùng núi đá vôi ở tỉnh Lạng Sơn vốn đã bị lâm tặc dùng dao, búa, rìu, cưa để chặt hạ gỗ, khai thác lâm sản quý hiếm thì nay lại xuất hiện loại động cơ cưa xăng để khai thác càng tàn phá tài nguyên rừng núi đá đến kinh hoàng.Ông Hoàng Quang Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn lắc đầu, nói: “Cưa xăng đang là thảm hoạ khủng khiếp đối với rừng”. Tuy nhiên, nếu loại cưa gắn động cơ không vào rừng cắt gỗ trái phép thì loại phương tiện này chỉ là dụng cụ của gia đình để phục vụ sản xuất, sinh hoạt(!). Cũng từ khái niệm này mà loại cưa xăng hiện đang phổ biến bán tại thị trường Lạng Sơn là loại Madein Chi Na, bán với giá từ 6 đến 7 triệu đồng/chiếc. Thực tế rất ngẫu nhiên loại cưa xăng này chỉ xuất hiện nhiều nhất ở địa bàn có rừng đặc dụng như xã Nhất Tiến (Bắc Sơn) hiện có khoảng 200 chiếc và xã Hữu Liên (Hữu Lũng) có trên 500 chiếc (bình quân mỗi hộ có một chiếc). Ông...
LSO-Rừng tự nhiên thuộc vùng núi đá vôi ở tỉnh Lạng Sơn vốn đã bị lâm tặc dùng dao, búa, rìu, cưa để chặt hạ gỗ, khai thác lâm sản quý hiếm thì nay lại xuất hiện loại động cơ cưa xăng để khai thác càng tàn phá tài nguyên rừng núi đá đến kinh hoàng.
Ông Hoàng Quang Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn lắc đầu, nói: “Cưa xăng đang là thảm hoạ khủng khiếp đối với rừng”. Tuy nhiên, nếu loại cưa gắn động cơ không vào rừng cắt gỗ trái phép thì loại phương tiện này chỉ là dụng cụ của gia đình để phục vụ sản xuất, sinh hoạt(!). Cũng từ khái niệm này mà loại cưa xăng hiện đang phổ biến bán tại thị trường Lạng Sơn là loại Madein Chi Na, bán với giá từ 6 đến 7 triệu đồng/chiếc. Thực tế rất ngẫu nhiên loại cưa xăng này chỉ xuất hiện nhiều nhất ở địa bàn có rừng đặc dụng như xã Nhất Tiến (Bắc Sơn) hiện có khoảng 200 chiếc và xã Hữu Liên (Hữu Lũng) có trên 500 chiếc (bình quân mỗi hộ có một chiếc). Ông Chinh đánh giá, sức tàn phá của cưa xăng rất lớn do “năng suất” của loại cưa này có thể cắt cây gỗ đường kính đến 80cm trong vòng vài phút và linh hoạt di động khắp địa hình… Trước tình hình đó, lực lượng kiểm lâm hai huyện Bắc Sơn và Hữu Lũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên tuyền, tiến hành ký cam kết trực tiếp với từng hộ dân không sử dụng loại cưa này vào rừng cưa gỗ trái phép. Đồng thời từ ngày 01/01/2010, Nghị định 99 của Chính phủ về quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về lâm nghiệp có hiệu lực thì những đối tượng mang loại động cơ cưa xăng vào rừng đặc dụng không có giấy phép khai thác sẽ bị xử lý tịch thu phương tiện. Điều đáng quan tâm là đối tượng sử dụng cưa chính là người dân địa phương, “lâm tặc” và chủ hàng đứng đằng sau thu mua, vận chuyển và buôn bán lâm sản. Hàng năm, cứ đến mùa khô hay thời gian cuối năm, các lực lượng chức năng Lạng Sơn lại mở các đợt truy quét, ra quân ngăn chặn nạn chặt phá rừng ở những khu vực trọng điểm, khu vực có rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng. Năm 2009, lực lượng kiểm lâm tịch thu được 69 chiếc cưa xăng, trong 2 tháng đầu năm 2010 thu tiếp 14 chiếc cưa xăng tại hai khu vực trên. Cưa xăng xuất hiện từ năm 2007 và tăng nhanh về số lượng, cho đến nay đã lan rộng sang cả địa bàn huyện Đình Lập, làm cho khu vực này nẩy sinh các hiện tượng chặt trộm rừng gỗ thông của các khu rừng dự án liên doanh, rừng của doanh nghiệp.
Chỉ vài năm trước, địa bàn Lạng Sơn nổi lên nạn xe máy Min- khơ tung hoành vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào nội địa; chở hàng lâm sản trái phép ngang nhiên trên các tuyến quốc lộ thì nay đã vắng bóng loại xe này. Xe Min-khơ còn lác đác lưu hành do khi bị lực lượng chức năng thu giữ, chủ xe “bỏ của chạy lấy người” hoặc xe không đủ thủ tục đều bị xử lý theo hình thức tháo gỡ bán sắt vụn. Tuy nhiện đối với loại cưa xăng thì cách xử lý chưa thống nhất, nhiều địa phương vẫn áp dụng hình thức bán phát mại, mới đây, kiểm lâm huyện Hữu Lũng mới xử lý bằng hình thức bán phát mại cho doanh nghiệp kèm theo hợp đồng cam kết, doanh nghiệp sử dụng mà không bán nguyên máy cưa ra thị trường với hy vọng chúng không quay lại để tàn phá rừng.
Song Toàn