Thứ tư,  11/09/2024

Không có cơ sở kết luận mực khô, mực xé ăn liền là mực giả

Theo thông tin từ Bộ Y tế, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đối với ba mẫu mực khô nguyên con (một mẫu) và mực khô xé ăn liền (hai mẫu), cho thấy:Về các chỉ tiêu chất bảo quản và phẩm mầu (chỉ tiêu hóa học) cũng như các chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số Coliforms, E.Coli, Cl.perfringens, S.aureus (chỉ tiêu vi sinh vật) ở tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn so với quy định (theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm và tiêu chuẩn của Codex). Đáng chú ý, về chỉ tiêu chất xơ, kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng khá thấp trong mẫu (0,3 - 0,46 gram/100 gam). Chất đạm, đạt 88,4% so với hàm lượng đạm của cá mực theo Bảng thành phần thực phẩm tại Việt Nam. Như vậy không có cơ sở kết luận đây là các loại mực giả, mực cao-su hoặc cá mực được chế biến từ...

Theo thông tin từ Bộ Y tế, kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đối với ba mẫu mực khô nguyên con (một mẫu) và mực khô xé ăn liền (hai mẫu), cho thấy:

Về các chỉ tiêu chất bảo quản và phẩm mầu (chỉ tiêu hóa học) cũng như các chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số Coliforms, E.Coli, Cl.perfringens, S.aureus (chỉ tiêu vi sinh vật) ở tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn so với quy định (theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm và tiêu chuẩn của Codex). Đáng chú ý, về chỉ tiêu chất xơ, kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng khá thấp trong mẫu (0,3 – 0,46 gram/100 gam). Chất đạm, đạt 88,4% so với hàm lượng đạm của cá mực theo Bảng thành phần thực phẩm tại Việt Nam. Như vậy không có cơ sở kết luận đây là các loại mực giả, mực cao-su hoặc cá mực được chế biến từ Xen-lu-lô.
Theo Nhandan