Thứ tư,  11/09/2024

Tham nhũng "vặt" – gặm nhấm uy tín nền hành chính công

Tham nhũng “vặt” là loại hình tham nhũng xuất hiện khi người dân phải trả chi phí không chính thức cao hơn và ngoài mức phí dịch vụ mà pháp luật quy định để được tiếp cận dịch vụ công cơ bản mà luật pháp bảo đảm. Có thể số tiền bị mất từ thói tham nhũng này không nhiều nhưngcũng gây phiền hàTham nhũngvặt diễn ra phổ biếnTham nhũng “vặt” xuất hiện ở nhiều ngóc ngách của cuộc sống khi người dân phải đi thực hiện các nghĩa vụ hành chính công. Minh chứng là có hơn 1000 người dân được hỏi thừa nhận về việc “phải chi thêm tiền để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) và giấy phép xây dựng”. Chính nỗi lo phải chi tiền đút lót cũng có thể là một lý do lý giải tại sao chỉ có một số ít người đã đi làm thủ tục này.Mặc dù trong thời gian ba năm trở lại, có đến 40% trên tổng số 1.227 người đã sửa hoặc xây dựng nhà mới nhưng lại không đi thực hiện nghĩa vụ pháp lý nói trên. Do đó, những người nghiên cứu và công...

Tham nhũng “vặt” là loại hình tham nhũng xuất hiện khi người dân phải trả chi phí không chính thức cao hơn và ngoài mức phí dịch vụ mà pháp luật quy định để được tiếp cận dịch vụ công cơ bản mà luật pháp bảo đảm. Có thể số tiền bị mất từ thói tham nhũng này không nhiều nhưngcũng gây phiền hà

Tham nhũngvặt diễn ra phổ biến

Tham nhũng “vặt” xuất hiện ở nhiều ngóc ngách của cuộc sống khi người dân phải đi thực hiện các nghĩa vụ hành chính công. Minh chứng là có hơn 1000 người dân được hỏi thừa nhận về việc “phải chi thêm tiền để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) và giấy phép xây dựng”. Chính nỗi lo phải chi tiền đút lót cũng có thể là một lý do lý giải tại sao chỉ có một số ít người đã đi làm thủ tục này.

Mặc dù trong thời gian ba năm trở lại, có đến 40% trên tổng số 1.227 người đã sửa hoặc xây dựng nhà mới nhưng lại không đi thực hiện nghĩa vụ pháp lý nói trên. Do đó, những người nghiên cứu và công bố chỉ số PAPI cho rằng, rất có thể tham nhũng đã làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn xem có nên làm thủ tục chính thức hay không. Ngay cả khi việc cấp phép xây dựng ở một sỗ xã/phường là không có tham nhũng thì nhiều người vẫn tin là có tham nhũng. Họ vẫn tiến hành xây dựng mặc dù có thể là chưa được cấp phép.

Điều đáng nói là không có địa phương nào trên tổng số 30 địa phương tham gia khảo sảt là không có hiện tượng tham nhũng “vặt”. Trong số 5.568 người được hỏi cho biết, 51% người tin rằng, lãnh đạo địa phương không lạm dụng công quỹ, 43% cho rằng không cần phải trả tiền “bôi trơn” mới làm xong giấy chứng nhận QSDĐ và 44% người cho rằng không phải “lót tay” mới có được giấy phép xây dựng.

Về vấn đề hối lộ tại bệnh viện, các tỉnh có việc “lót tay” diễn ra nhiều là Nam Định (78%), Điện Biên (72%), Hưng Yên (71%). Trong khi đó, ở Đồng Nai lại thấp (0,5%) và TP Hồ Chí Minh là (3,1%). Tuy nhiên từ kết quả của toàn mẫu khảo sát về vấn đề này cho thấy, bệnh viện công cấp quận/huyện bị mang tiếng là những nơi có tham nhũng xảy ra hơn là so với thực tế.

Thực tế có đến 90% người bị ảnh hưởng bởi tham nhũng lại lựa chọn cách thức im lặng.

Lý giải về vấn đề này, ông PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc CECODES – Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng- cho rằng: “Một thực tế hiện nay là người tố cáo như kẹt giữa hai làn đạn, tố cáo lên có khi lại nguy. Hơn nữa, con số này cũng thể hiện người ta muốn sống chung với hối lộ, tham nhũng”.

Thủ tục “con” – nguồn sinh của tham nhũng “vặt”

Theo Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được công bố mới đây nhất, một trong những vấn đề còn tồn tại hạn chế và yếu kém chính là chính là tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng; tính công khai minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức, một bộ phận cán bộ công chức suy giảm lý tưởng, lối sống và vi phạm đạo đức công vụ, gây bất bình trong nhân dân.

Theo một số nghiên cứu và đánh giá gần đây, việc thực hiện chương trình tổng thể CCHC về rà soát thủ tục và cơ chế một cửa là rất khác nhau. Các TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiêu khê vì sự xuất hiện của những “thủ tục con” mà nếu không thực hiện theo thì chẳng biết đến bao giờ công việc mới hoàn tất.

Cơ chế một cửa cho dù được đánh giá là bước đầu làm thay đổi mối quan hệ giữa cán bộ hành chính nhà nước với người dân và tổ chức, vẫn được thực hiện một cách hình thức do sự phối hợp yếu kém giữa các đơn vị đằng sau các văn phòng một cửa và sự thiếu ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ công chức chịu trách nhiệm ở mỗi công đoạn cùa cơ chế này.

Thực tế khi tiến hành kiểm tra CCHC (chủ yếu là việc thực hiện cơ chế một cửa) tại một số địa bàn của Hà Nội, nhiều cán bộ công chức vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Nhiều nơi phòng một cửa còn mang tính hình thức chứ về thực chất là “chưa làm được” như lời của ông Lê Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Nội vụ từng chia sẻ.

Cái mà chúng ta cần chính là cách giải quyết vấn nạn tham nhũng “vặt” trong lĩnh vực hành chính công.

Theo Nhandan