Thứ hai,  16/09/2024

Thái-lan chuyển hướng xuất khẩu lúa, gạo

Khoảng mười năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Sự kiện này đã làm cho giới học giả, những người kinh doanh gạo và nông dân Thái-lan luôn lo ngại rằng, Việt Nam sẽ là "đối thủ" cạnh tranh trên lĩnh vực xuất khẩu gạo. Gần đây, quan niệm này đang thay đổi, khi thời điểm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần.Trong cuộc hội thảo mới đây về xuất khẩu gạo do Phòng Thương mại Thái-lan (TCC) tổ chức tại Băng-cốc, các ý kiến của giới học giả và thương nhân kinh doanh gạo đều nhất trí về nhu cầu thay đổi tư duy và hành động xuất khẩu gạo để chuẩn bị hội nhập thị trường khu vực khi AEC hình thành vào năm 2015. Họ cho rằng, khi AEC hình thành sẽ không chỉ tạo điều kiện duy trì vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái-lan, mà còn tạo cho đất nước này trở thành một trung tâm thương mại gạo của khu vực và thế giới, nơi những người có nhu cầu có thể mua...

Khoảng mười năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Sự kiện này đã làm cho giới học giả, những người kinh doanh gạo và nông dân Thái-lan luôn lo ngại rằng, Việt Nam sẽ là “đối thủ” cạnh tranh trên lĩnh vực xuất khẩu gạo. Gần đây, quan niệm này đang thay đổi, khi thời điểm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần.

Trong cuộc hội thảo mới đây về xuất khẩu gạo do Phòng Thương mại Thái-lan (TCC) tổ chức tại Băng-cốc, các ý kiến của giới học giả và thương nhân kinh doanh gạo đều nhất trí về nhu cầu thay đổi tư duy và hành động xuất khẩu gạo để chuẩn bị hội nhập thị trường khu vực khi AEC hình thành vào năm 2015. Họ cho rằng, khi AEC hình thành sẽ không chỉ tạo điều kiện duy trì vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái-lan, mà còn tạo cho đất nước này trở thành một trung tâm thương mại gạo của khu vực và thế giới, nơi những người có nhu cầu có thể mua tất cả các loại gạo khác nhau. Nhiều ý kiến khẳng định, không thể tránh khỏi việc Thái-lan mất khả năng cạnh tranh và thị phần xuất khẩu gạo trong khu vực cho Việt Nam vì gạo trắng của Việt Nam thường có giá hấp dẫn hơn so với gạo trắng cùng loại từ Thái-lan. Từ năm 2003 đến 2009, Việt Nam đã tăng thị phần xuất khẩu trong thị trường gạo khu vực ASEAN từ 48,4% lên 79,4%. Trong cùng thời gian thị phần của Thái-lan giảm từ 51,2% xuống còn 9,2%. Báo cáo nghiên cứu của TCC cho thấy, năm ngoái tại hai thị trường nhập khẩu gạo là Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a thị phần của Thái-lan ở Xin-ga-po giảm từ 65,9% xuống 61,83%, trong khi Việt Nam tăng từ 8,05% lên 15,03%. Tại thị trường In-đô-nê-xi-a, thị phần của Thái-lan giảm từ 82,07% xuống 66,61%, trong khi Việt Nam cải thiện từ 14,21% lên 30,66%.

Để tăng thị phần xuất khẩu gạo của Thái-lan trong thị trường khu vực và thế giới, hội thảo đề xuất Chính phủ nên bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu lúa từ các nước ASEAN và Thái-lan cần tập trung vào trồng lúa chất lượng cao, như gạo hương nhài – đặc sản và gạo hữu cơ có giá cao hơn gạo trắng thường. Cuối năm 2010, theo các thỏa thuận khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) về lúa gạo, Băng-cốc đã cho phép nhập khẩu gạo miễn thuế, nhưng chỉ được sử dụng cho chế biến thực phẩm, không được tiêu dùng trực tiếp hoặc tái xuất.

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái-lan, bà Cộp-sục I-am-xu-ri cho rằng, Thái-lan có thể trở thành một nhà chế biến lớn và cung cấp dịch vụ xay xát, đánh bóng tất cả các loại gạo và phục vụ tốt hơn cho khách mua các loại gạo khác nhau, thay vì chỉ tập trung vào chế biến gạo từ Thái-lan với nguồn cung có hạn (từ 31 đến 33 triệu tấn/năm), trong khi công suất chế biến của nước này tới 100 triệu tấn/năm. Thái-lan có thể nhập lúa, hoặc gạo đã xay xát từ các nước ASEAN về xay xát, hoặc đánh bóng để tái xuất. Để bảo đảm sự khác biệt giữa gạo Thái-lan chất lượng cao và lúa gạo có xuất xứ từ các nước ASEAN khác, cần phải gắn nhãn mác rõ ràng là gạo được sản xuất từ Thái-lan hay từ các nước ASEAN.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Thương mại Quốc tế của TCC Pi-xan-oan-ních đề xuất, các thương nhân lúa gạo Thái-lan và các cơ quan liên quan cần hợp tác để thành lập trung tâm thương mại gạo ASEAN, trước khi AEC được hình thành sau bốn năm nữa. Đồng thời, cần hợp tác với Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo, thay vì coi nhau là &#39đối thủ&#39, vì hai nước có lợi thế về các loại gạo có chất lượng khác nhau. Đội ngũ doanh nhân gạo Việt Nam là thương nhân gạo đích thực trên thị trường thế giới, họ được quyền mua và bán, nhập khẩu lúa, chế biến rồi xuất khẩu gạo. Đội ngũ doanh nhân gạo Thái-lan chỉ chế biến gạo từ lúa trồng trong nước rồi xuất khẩu, khi lệnh cấm nhập khẩu lúa của Thái-lan chưa được bãi bỏ. Ông Pi-xan-oan-ních hy vọng, nếu các thương nhân lúa gạo Thái-lan nhóm lại với nhau và phân biệt rõ ràng sự pha trộn gạo chất lượng thấp và chất lượng cao, nước này sẽ còn duy trì được vị trí là nhà cung cấp gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài nữa. Nếu không có ý tưởng và hành động để phát triển hệ thống buôn bán gạo, Thái-lan có thể mất thêm nhiều thị phần gạo trong ASEAN, cũng như các thị trường gạo quốc tế khác cho Việt Nam. Trong năm 2009, giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 1,31 tỷ USD so với 316,3 triệu USD của Thái-lan trong khu vực này.

Nghiên cứu của TCC cho biết, năm nay Thái-lan có kế hoạch xuất khẩu từ 9 đến 9,5 triệu tấn gạo với giá trị ít nhất khoảng 5,6 tỷ USD. TCC dự báo, khi AEC hình thành, thu nhập của người nông dân trồng lúa Thái-lan sẽ tăng ít hơn nhiều so với những người tham gia trong lĩnh vực buôn bán gạo. Dự kiến, trung bình mỗi hộ gia đình trồng lúa sẽ tăng thu nhập khoảng 1.009 bạt/năm so với trung bình khoảng 5.665 bạt/người/năm của những người hoạt động trong ngành thương mại lúa gạo.

Theo Nhandan