Thứ tư,  11/09/2024

IAEA: Fukushima hoàn toàn khác với Chernobyl

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua cho biết, tình trạng khẩn cấp về hạt nhân kéo dài một tháng của Nhật Bản “hoàn toàn khác” với thảm họa Chernobyl năm 1986 mặc dù có cùng cấp độ trong thang bậc khủng hoảng nguyên tử quốc tế.Giám đốc an ninh và an toàn hạt nhân quốc tế của IAEA, ông Denis Flory, phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn tại trụ sở IAEA ở Vienna, cho biết: “Fukushima và Chernobyl rất khác nhau. Đây là một tai nạn hoàn toàn khác nhau'.Ông Flory nói rằng, ước tính tổng số lượng phóng xạ thoát ra ở Fukushima cho đến nay là 370 nghìn terrabecquerels phóng xạ, so với Chernobyl là 5,2 triệu terrabecquerels phóng xạ.Thêm vào đó, các lò phản ứng tại Fukushima đã tự động ngừng hoạt động khi xảy ra động đất, còn lò phản ứng ở Chernobyl vẫn hoạt động.Ông Flory giải thích, các lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl vẫn hoạt động khi xảy ra sự cố nên đã khiến lượng lớn chất phóng xạ nồng độ cao thoát ra ngoài và phát tán rộng rãi. Tuy nhiên, các lò phản...

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua cho biết, tình trạng khẩn cấp về hạt nhân kéo dài một tháng của Nhật Bản “hoàn toàn khác” với thảm họa Chernobyl năm 1986 mặc dù có cùng cấp độ trong thang bậc khủng hoảng nguyên tử quốc tế.

Giám đốc an ninh và an toàn hạt nhân quốc tế của IAEA, ông Denis Flory, phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn tại trụ sở IAEA ở Vienna, cho biết: “Fukushima và Chernobyl rất khác nhau. Đây là một tai nạn hoàn toàn khác nhau&#39.

Ông Flory nói rằng, ước tính tổng số lượng phóng xạ thoát ra ở Fukushima cho đến nay là 370 nghìn terrabecquerels phóng xạ, so với Chernobyl là 5,2 triệu terrabecquerels phóng xạ.

Thêm vào đó, các lò phản ứng tại Fukushima đã tự động ngừng hoạt động khi xảy ra động đất, còn lò phản ứng ở Chernobyl vẫn hoạt động.

Ông Flory giải thích, các lò phản ứng hạt nhân tại Chernobyl vẫn hoạt động khi xảy ra sự cố nên đã khiến lượng lớn chất phóng xạ nồng độ cao thoát ra ngoài và phát tán rộng rãi. Tuy nhiên, các lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Fukushima số 1 đã ngừng hoạt động ngay lập tức sau khi xảy ra động đất và sóng thần.

“Về mặt cơ chế của vụ tai nạn rất khác”- ông Flory cho biết.

Ông Flory nói rằng, nhìn chung tình hình tại Fukushima là “rất nghiêm trọng, nhưng đã có những dấu hiệu sớm khắc phục được một vài chức năng” như hệ thống điện cần thiết để làm mát cho các lò phản ứng.

Sáng qua, Nhật Bản đã nâng mức độ nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ cấp 5 lên cấp 7, cấp độ cao nhất theo thang phân loại sự cố hạt nhân quốc tế (INES), ngang với thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine 25 năm về trước.

Việc Nhật Bản nâng từ cấp độ 5 lên 7, mức được coi là một &#39tai nạn lớn&#39 với &#39ảnh hưởng sức khỏe và môi trường trên diện rộng&#39 dựa trên tổng số lượng phóng xạ phát tán. Các quan chức Nhật Bản nói rằng phóng xạ từ Fukushima phát tán chỉ bằng một phần mười so với Chernobyl.

Ông Nishiyama Hidehiko, chuyên viên cao cấp của Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản, nói rằng, trong thảm họa Chernobyl, lò phản ứng hạt nhân bị nổ, còn các lò phản ứng của nhà máy điện Fukushima không nổ mà chỉ xảy ra các vụ nổ khí hydro tích tụ. Hình dạng của các lò phản ứng trong nhà máy vẫn nguyên vẹn.

Các quan chức của IAEA- trong đó có Tổng giám đốc Yukiya Amano – nhiều lần chỉ ra rằng, Chernobyl – thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới- là lỗi do con người và thiết kế, còn khủng hoảng tại Fukushima là do động đất và sóng thần quy mô lớn chưa từng thấy.

Theo Nhandan