Thứ tư,  11/09/2024

Tràng Định xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng

LSO-Là một vùng đất có một nền văn minh lâu đời, chính văn hóa nhân dân, văn hóa cộng đồng làm nên bản sắc và khẳng định sức sống trường tồn của các dân tộc Tràng Định. Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và cũng do thiếu sự chỉ đạo sâu sát và quan tâm một cách cụ thể, nên văn hóa cộng đồng Tràng Định có phần bị lơ là, dẫn đến nguy cơ bị mai một.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) năm 1998 và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác phát triển văn hóa đã mở ra nhận thức mới về vai trò của văn hóa cộng đồng trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Tràng Định. Với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội gắn kết và đồng bộ với sự phát triển KTXH địa phương, có tác dụng thúc đẩy KTXH phát triển, công tác chỉ đạo khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng ở Tràng Định đã có những bước tiến mạnh mẽ theo...

LSO-Là một vùng đất có một nền văn minh lâu đời, chính văn hóa nhân dân, văn hóa cộng đồng làm nên bản sắc và khẳng định sức sống trường tồn của các dân tộc Tràng Định. Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và cũng do thiếu sự chỉ đạo sâu sát và quan tâm một cách cụ thể, nên văn hóa cộng đồng Tràng Định có phần bị lơ là, dẫn đến nguy cơ bị mai một.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) năm 1998 và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác phát triển văn hóa đã mở ra nhận thức mới về vai trò của văn hóa cộng đồng trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Tràng Định. Với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội gắn kết và đồng bộ với sự phát triển KTXH địa phương, có tác dụng thúc đẩy KTXH phát triển, công tác chỉ đạo khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng ở Tràng Định đã có những bước tiến mạnh mẽ theo quan điểm của Đảng và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Xây dựng và duy trì công tác văn hóa văn nghệ TDTT tại các cơ quan, nhà trường, đơn vị có tác dụng thúc đẩy và là hạt nhân cho phong trào văn hóa văn nghệ nhân dân, văn hóa cộng đồng. Với nền văn minh lúa nước, cộng đồng dân cư ở Tràng Định đã hình thành từ lâu và kết cấu khá bền chặt. Trong đó, các dân tộc được phân biệt với nhau về bản sắc văn hóa của mình; thậm chí các làng bản cũng phân biệt với nhau về phong tục tập quán và lối ứng xử hàng ngày. Việc chọn lọc, giữ gìn và phát huy bản sắc, phong tục của mỗi vùng miền, mỗi thôn bản được Phòng văn hóa huyện tìm hiểu một cách cụ thể, tham mưu cho cấp ủy chính quyền chỉ đạo khôi phục và xây dựng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa cộng đồng ở Tràng Định vẫn âm thầm chảy như một mạch ngầm nối các thế hệ. Và khi được chỉ đạo và khơi đúng nguồn, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ. Một lễ hội lồng thồng, lễ hội thồng báo slao, hội Thà lừa, tục ăn cơm vụ mới…không chỉ thỏa mãn nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp dân cư, mà còn có sức thu hút kỳ lạ đối với lớp trẻ vốn nhiều năm chỉ ham các điệu nhạc nước ngoài.
Thi kéo co tại hội xuân góp phần tăng tình đoàn kết cộng đồng Ảnh: Việt Thịnh
Một người dân ở xã Đại Đồng nói với chúng tôi, từ khi lễ hội lồng thồng đầu xuân được khôi phục và duy trì, mối quan hệ giữa các gia đình trong thôn bản cũng mật thiết hơn, chặt chẽ hơn; tình trạng “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” đã ít đi; các hoạt động của cộng đồng nhiều người dự hơn. Ngay những bài hát dân gian, các điệu then, tiếng đàn tính cũng không còn là “độc quyền” của người già, mà đã lan sang tầng lớp thanh niên. Còn đồng chí Chủ tịch UBND xã Quốc Khánh nói rằng, khi hội thồng báo slao được khôi phục, sự phát triển về KTXH của xã vùng biên này đã nhanh hơn “ thoáng hơn”…Sức mạnh của văn hóa nhân dân là vậy, khi nó được sàng lọc và nâng tầm, khi nó từ nhà- đến làng và nước, nó có thể là đại diện tâm lý của cả một cộng đồng và còn là ý thức chính trị của nhân dân.
Trong điều kiện hạn hẹp của kinh phí, việc xây dựng thiết chế văn hóa- TDTT được thực hiện từng bước. Trong đó quan tâm xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản và sân bãi TDTT; trang bị thêm các thiết bị cần thiết để hỗ trợ văn hóa văn nghệ nhân dân. Đến nay, trên 80% số xã có nhà văn hóa kiêm trung tâm HTCĐ, 60% số xã có sân bãi thể thao; trên 70% số thôn bản có nhà họp thôn…Tất cả những thiết chế cần thiết ấy là sự đầu tư ban đầu, cũng là đòi hỏi của sự phát triển.
Xây dựng một nền văn hóa cộng đồng phát triển bền vững có tác dụng thiết thực để cho trào xây dựng gia đình văn hóa, làng bản khối phố văn hóa và phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trên thực tế, văn hóa cộng đồng ở Tràng Định càng phát triển, thì các hủ tục càng thu hẹp và các TNXH dần được loại trừ. Là một huyện biên giới, việc khôi phục và xây dựng văn hóa cộng đồng giàu bản sắc, không những chủ quyền biên giới quốc gia càng vững chắc, mà bản sắc dân tộc Việt Nam càng được khẳng định qua công tác ngoại giao văn hóa.
Mùa xuân lại về với vùng đất “ cẩu pung” với Thất Khê lịch sử, sau mấy ngày tết, các lễ hội mùa xuân lại được khởi động. Được định hướng phát triển, nền văn hóa cộng đồng giàu bản sắc Tràng Định sẽ đua nở như hoa mùa xuân.

MH