Thứ tư,  11/09/2024

Hiến máu nhân đạo: Từ tự phát đến phong trào

LSO-Theo thống kê của ngành y tế, nhu cầu máu tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn Lạng Sơn khá cao và tiếp tục tăng theo từng năm. Nếu năm 2002 cần 900 đơn vị máu ( ĐVM), thì năm 2005 là 1002 ĐVM và năm 2009 cần 1860 ĐVM.Rào cản tâm lýHiến máu là việc nên làm của những người có sức khỏe bình thường. Từ lâu, trên phạm vi cả nước và các tỉnh lân cận đã hình thành một lực lượng bán máu chuyên nghiệp. Đây chính là đội ngũ cung cấp máu cho những trường hợp cấp cứu; còn lượng dự trữ máu được cung cấp từ Trung ương chủ yếu đề phòng thiên tai thảm họa, song cũng rất hạn chế. Việc hiến máu không tính đến lợi nhuận chủ yếu từ những người thân, họ hàng, bè bạn người bệnh… dần dần phát triển rộng thành công tác hiến máu nhân đạo.Tuy nhiên số lượng người hiến máu nhân đạo còn rất ít; số lượng máu thu qua kênh này còn rất thấp. Năm 2002 mới có 77 người hiến máu với số máu thu gom là 19.250ml, đáp...

LSO-Theo thống kê của ngành y tế, nhu cầu máu tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn Lạng Sơn khá cao và tiếp tục tăng theo từng năm. Nếu năm 2002 cần 900 đơn vị máu ( ĐVM), thì năm 2005 là 1002 ĐVM và năm 2009 cần 1860 ĐVM.
Rào cản tâm lý
Hiến máu là việc nên làm của những người có sức khỏe bình thường. Từ lâu, trên phạm vi cả nước và các tỉnh lân cận đã hình thành một lực lượng bán máu chuyên nghiệp. Đây chính là đội ngũ cung cấp máu cho những trường hợp cấp cứu; còn lượng dự trữ máu được cung cấp từ Trung ương chủ yếu đề phòng thiên tai thảm họa, song cũng rất hạn chế. Việc hiến máu không tính đến lợi nhuận chủ yếu từ những người thân, họ hàng, bè bạn người bệnh… dần dần phát triển rộng thành công tác hiến máu nhân đạo.
Tuy nhiên số lượng người hiến máu nhân đạo còn rất ít; số lượng máu thu qua kênh này còn rất thấp. Năm 2002 mới có 77 người hiến máu với số máu thu gom là 19.250ml, đáp ứng được 7,2% nhu cầu máu. Nguyên nhân chủ yếu là người dân chưa hiểu cơ chế cho máu là việc làm hoàn toàn bình thường đối với người khỏe mạnh. Họ cho rằng, khi cơ thể bị “lấy mất máu” sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt, thậm chí đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Đến một số điểm hiến máu nhân đạo, chúng tôi thấy rằng có thanh niên rất khỏe, đăng ký tham gia nhiệt tình, song khi thực hiện hiến máu, do quá căng thẳng dẫn đến tình trạng “sốc”về tâm lý. Đây chính là “khiếm khuyết” trong công tác tuyên truyền và sự hạn chế trong công tác dịch vụ chăm sóc người hiến máu.

ĐVTN đăng ký hiến máu nhân đạo.
Từ năm 2003, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện cấp tỉnh và cấp huyện đã được thành lập và đã có sự phối hợp tuyên truyền tốt hơn với Hội CTĐ và các ban ngành, đoàn thể, nhất là đoàn thành niên và Hội LHTN. Vì vậy, đã có sự chuyển biến đáng kể về nhận thức; rào cản tâm lý dần được tháo gỡ. Trong 6 năm (2003-2008) toàn tỉnh tổ chức được 60 đợt hiến máu tình nguyện với tổng số 2.949 người tham gia. Số lượng máu thu được đạt 737.250ml. Các huyện, thành phố trung bình đạt 1 lần/ năm; năm 2009 thu được 187.500ml.
Cần nuôi dưỡng phong trào, mở rộng đối tượng
Đợt phát động hiến máu tình nguyện đầu tiên của năm 2010 tại BVĐK tỉnh, do đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, nên đã thu hút trên 180 người tham gia, số máu thu được đạt 137 ĐVM- vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đối tượng hiến máu cũng chỉ dừng lại ở đội ngũ ĐVTN khối các cơ quan dân chính đảng tỉnh, trường CĐSP, trường CĐYT. Tại những cuộc như thế này, ít thấy bóng dáng của lực lượng thanh niên địa phương, các trường THPT, trường nghề… Có lẽ do nhân lực phương tiện kỹ thuật và khâu bảo quản của đơn vị thu gom máu còn hạn chế, nên nếu huy động với số lượng đông sẽ gây nên sự “quá tải” trong thu gom, bảo quản. Xuất phát từ thực tế đó, sự cần thiết phải tổ chức thành nhiều lần trong năm để tránh tình trạng “no dồn đói góp”. Đối với các huyện, lực lượng thanh niên nông thôn rất đông, dồi dào sinh lực; mặt khác, các đối tượng này do sống lao động tại các miền quê, ít nguy cơ hơn nên chất lượng máu rất tốt. Vấn đề là cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho họ để xóa bỏ rào cản tâm lý. Khi người ta hiến tặng một đơn vị máu, họ sẽ hiểu rằng sẽ có một người được cứu sống; và như vậy, tình đồng loại sẽ thấm đượm hơn; lòng tự hào của họ sẽ được nhân lên nhiều lần. Được chứng kiến tình cảnh người nhà bệnh nhân chạy đôn chạy đáo để tìm người bán máu, cho máu và họ phải quay về với tâm lý thất vọng đến tột cùng; khi ấy, liệu chúng ta có thể dửng dưng quay lưng được không?
Nhân dân ta vốn có truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Chính tinh thần đó đã nâng đỡ mỗi cá nhân vượt qua khó khăn và góp sức cho cộng đồng tồn tại trước sự khắc nghiệt của thiên tai địch họa. Ngày nay, tinh thần nhân văn càng được nâng lên để biến thành hành động của mỗi con người. Máu là một chế phẩm đặc biệt mà không một chế phẩm sinh học nào có thể thay thế được. Do tính chất đặc biệt của nó, mà những người tham gia hiến máu nhân đạo cần được hưởng nhiều dịch vụ hơn, họ cần được tôn vinh nhiều hơn trước cộng đồng.

Trần Kim