Thứ hai,  16/09/2024

Sông Thương "kêu cứu"

LSO-Sông Thương- con sông nổi tiếng đã đi vào thơ ca bằng chính những nét độc đáo của nó. Tuy nhiên, tại khu vực thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng – nơi sông Thương chảy qua, người dân vô tư vứt rác thải sinh hoạt ra sông đã gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường và đặc biệt là đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.Sông Thương là một con sông lớn ở địa phận các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và ở cả Lạng Sơn. Nó bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man (xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng – Lạng Sơn), chảy qua máng trũng Mai Sao và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang và điểm cuối là thị trấn Phả Lại (Chí Linh – Hải Dương), tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam và sông Cầu rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Cảnh đẹp của sông Thương cũng đã được đúc kết thành câu ca dao: Sông Thương nước chảy đôi dòng/ Bên trong bên đục em trông bên nào. Tuy vậy, do tốc độ đô thị hoá và sự phát triển không...

LSO-Sông Thương- con sông nổi tiếng đã đi vào thơ ca bằng chính những nét độc đáo của nó. Tuy nhiên, tại khu vực thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng – nơi sông Thương chảy qua, người dân vô tư vứt rác thải sinh hoạt ra sông đã gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường và đặc biệt là đánh mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.
Sông Thương là một con sông lớn ở địa phận các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và ở cả Lạng Sơn. Nó bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man (xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng – Lạng Sơn), chảy qua máng trũng Mai Sao và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang và điểm cuối là thị trấn Phả Lại (Chí Linh – Hải Dương), tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam và sông Cầu rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Cảnh đẹp của sông Thương cũng đã được đúc kết thành câu ca dao: Sông Thương nước chảy đôi dòng/ Bên trong bên đục em trông bên nào.
Tuy vậy, do tốc độ đô thị hoá và sự phát triển không ngừng của xã hội, đoạn sông Thương chảy qua địa phận thị trấn Đồng Mỏ hiện đã ô nhiễm trầm trọng. Theo phản ánh của người dân khu vực này, người dân hiện cứ vô tư vứt rác, túi ni-lông, xác gia súc, gia cầm… xuống sông. Hiện nay lượng rác nhiều, nước sông ở khu vực này đã chuyển sang màu đen và thường bốc mùi tanh, hôi thối. Một số người già kể rằng, trước kia, vào mùa hè, nhân dân khu vực Bờ Sông thị trấn Đồng Mỏ vẫn thường ra sông tắm, câu cá, hóng mát. Nhưng vài năm trở lại đây, khi rác vứt xuống sông quá nhiều, nước sông đổi màu, nhân dân đã không còn đi hóng mát chứ đừng nói là dám xuống tắm. Nói chung, nguyên nhân chính làm ô nhiễm đoạn sông Thương này là do các loại rác mà người dân đã vô ý thức vứt bừa bãi xuống sông, và một phần nữa là do nước thải ở một số hộ cũng tự do chảy ra dòng sông.

Thu gom rác thải trên địa bàn huyện Chi Lăng

Ảnh: Thanh Hòa

Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng có tổng diện tích tự nhiên 476,6ha – là trung tâm kinh tế – xã hội của huyện Chi Lăng. Dân cư thị trấn sống tập trung, đông đúc, phát triển kinh tế bằng nhiều ngành nghề, dịch vụ. Ở thị trấn Đồng Mỏ hiện nay một tuần có 2 phiên chợ, đây là cơ hội để người dân ở các địa phương khác đổ về thị trấn mua bán, trao đổi hàng hoá…, sau mỗi buổi chợ, lượng rác đọng lại là rất lớn. Theo đơn vị phụ trách thu gom rác, thường sau mỗi phiên chợ, lượng rác thải ra khoảng 20 – 25m3. Tuy ở chợ đã có điểm tập kết rác, nhưng việc thu gom rác của đơn vị gặp nhiều khó khăn vì ý thức của người dân chưa tốt, tiện đâu là vứt rác ở đấy.
Trong năm 2009, công tác vệ sinh môi trường ở thị trấn Đồng Mỏ đã được Công ty TNHH Xây dựng Thành Linh đảm nhận từ việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Lãnh đạo công ty cho biết, ngoài khu vực chợ, đơn vị đã triển khai thu gom rác, dọn vệ sinh ở tất cả các khu dân cư sinh sống, nhưng do ý thức của một số bộ phận người dân chưa cao nên vẫn có hiện tượng vứt rác xuống sông. Đơn vị cũng tiến hành dọn rác ở lòng sông Thương, nhưng do lực lượng mỏng nên chỉ tiến hành dọn 1 lần/tuần và “tệ” nhất là người dọn thì cứ dọn, người vứt thì cứ vứt. Chính vậy mà hiện trạng đọng rác ở đoạn sông Thương này vẫn tồn tại.
Trước thực trạng này, cấp chính quyền huyện Chi Lăng đã tích cực tuyên truyền để người dân hiểu và không vứt rác bừa bãi nhưng câu chuyện “ý thức” lại một lần nữa phải nhắc đến, hay nói một cách khác là những hộ sống gần bờ sông vẫn vô tư đổ rác xuống sông Thương. Qua tìm hiểu được biết, mấy năm nay để giữ vệ sinh môi trường và giữ cho sông Thương không bị ô nhiễm, tại một số điểm khu dân cư ven sông, phòng chức năng của huyện Chi Lăng đã tiến hành cắm một số biển “cấm đổ rác xuống sông” và còn thắp cả điện ở biển báo này để buổi tối người dân cũng có thể nhìn thấy, nhưng hiệu quả từ việc này cũng chưa cao.
Sự ô nhiễm trên dòng sông Thương – đoạn chảy qua thị trấn Đồng Mỏ đã đến thời điểm phải “báo động đỏ”. Và khi viết bài về vấn đề này, chúng tôi đã nhận được một tín hiệu mừng là: năm 2010, huyện Chi Lăng đã quyết định chi 700 triệu đồng (năm 2009 là 400 triệu đồng) vào công tác xử lý vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trong tháng 5 này, được sự chỉ đạo của huyện, Công ty TNHH Xây dựng Thành Linh sẽ đẩy mạnh công tác thu gom rác dọc dòng sông Thương, nhất là khu vực đi qua thị trấn Đồng Mỏ. Với tín hiệu vui này, hy vọng sông Thương sẽ tìm lại được sự mộng mơ vốn có của mình.

Gia Huy - Lưu Vũ