Thứ hai,  16/09/2024

Chống khô hạn, ngập mặn cho đồng bằng sông Cửu Long

Các nhà khoa học về nông nghiệp từ lâu đã đưa ra con số định lượng nước trung bình cho 1 ha lúa nước là 3.000 m3. Những vùng nhiệt đới với khí hậu ấm áp, độ ẩm cao rất thích hợp cho cây lúa phát triển.Nhưng trong mấy năm gần đây do biến đổi khí hậu cả ba miền, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nơi vựa lúa của cả nước đang phải trải qua những cơn nắng hạn gay gắt. Nước sông Cửu Long xuống thấp, mặn thâm nhập vào sâu trong nội đồng có nơi đến 50 km làm chết hàng loạt lúa đông xuân của nông dân. ĐBSCL có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa trong một năm. Trước đây với khí hậu bình thường và con sông Cửu Long chưa có đập thủy điện nào thì mùa mưa nước sông Cửu Long từ thượng nguồn đổ về làm ngập nhiều vùng đất của châu thổ với diện tích ước tính hơn 2 triệu ha. Nước lũ đổ về được Đồng Tháp Mười trữ lại đến 10 tỷ m3 và khi mùa khô đến nước sông Cửu Long cạn...

Các nhà khoa học về nông nghiệp từ lâu đã đưa ra con số định lượng nước trung bình cho 1 ha lúa nước là 3.000 m3. Những vùng nhiệt đới với khí hậu ấm áp, độ ẩm cao rất thích hợp cho cây lúa phát triển.
Nhưng trong mấy năm gần đây do biến đổi khí hậu cả ba miền, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nơi vựa lúa của cả nước đang phải trải qua những cơn nắng hạn gay gắt. Nước sông Cửu Long xuống thấp, mặn thâm nhập vào sâu trong nội đồng có nơi đến 50 km làm chết hàng loạt lúa đông xuân của nông dân.
ĐBSCL có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa trong một năm. Trước đây với khí hậu bình thường và con sông Cửu Long chưa có đập thủy điện nào thì mùa mưa nước sông Cửu Long từ thượng nguồn đổ về làm ngập nhiều vùng đất của châu thổ với diện tích ước tính hơn 2 triệu ha. Nước lũ đổ về được Đồng Tháp Mười trữ lại đến 10 tỷ m3 và khi mùa khô đến nước sông Cửu Long cạn xuống thì nước ngọt từ Đồng Tháp Mười từ từ chảy ra đẩy nước mặn ra phía biển và mặn không thể vào sâu trong đất liền đe dọa mùa màng. Còn ở vùng bán đảo Cà Mau có rừng tràm (năm 1976 còn tới gần 1 triệu ha) là bể nước ngọt khổng lồ khi mùa lũ nước được rừng giữ lại, đến mùa khô nước ở trong rừng chảy ra đẩy mặn ra biển.
Nhưng hai bể nước thiên nhiên này đang bị thu hẹp dần do mở rộng diện tích lúa Đồng Tháp Mười ngày nay không còn là các bể nước ngọt khổng lồ của châu thổ này nữa chỉ còn lại một ít diện tích làm khu bảo tồn thiên nhiên, mất hẳn tác dụng điều tiết nước ngọt về mùa khô cho châu thổ. Còn khu rừng tràm ở bán đảo Cà Mau diện tích rừng chỉ vài vạn ha mà phần lớn là rừng tạp thưa cây nên rừng không còn chức năng giữ được nước ngọt nữa, về mùa khô đất rừng nhiều nơi khô kiệt và cháy rừng là khó tránh khỏi, nước mặn càng có điều kiện vào sâu trong đất liền.
ĐỂ khắc phục vấn nạn khô hạn ở ĐBSCL ngoài việc tạo ra nhiều ao hồ để trữ nước ngọt và phát triển nhanh việc trồng rừng ngập mặn ở ven biển, cần phải tiến hành ngay việc kiên cố hóa kênh mương, chống thất thoát nước ngọt trong các hệ thống thủy lợi của toàn vùng. Theo tính toán việc kiên cố hóa kênh mương, đặc biệt là kênh mương nội đồng có thể tiết kiệm đến 50% lượng nước ngọt cho sản xuất.
Theo Nhandan