Thứ tư,  11/09/2024

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương đối phó sạt lở sông, rạch

* Bão AERE suy yếu thành áp thấp nhiệt đới * Lốc xoáy làm hỏng hơn 200 nhà dân ở tỉnh Phú Thọ * Khánh Hòa ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 16 giờ ngày 10-5, vị trí tâm bão AERE ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc; 123,2 độ kinh đông, cách đảo Đài Loan khoảng 270 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 đến 25 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 16 giờ hôm nay (11-5), vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 25,8 độ vĩ bắc; 127,0 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 7. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ tiếp tục di chuyển về phía đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, sau đó suy yếu và tan dần. Như vậy...

* Bão AERE suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
* Lốc xoáy làm hỏng hơn 200 nhà dân ở tỉnh Phú Thọ
* Khánh Hòa ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 16 giờ ngày 10-5, vị trí tâm bão AERE ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc; 123,2 độ kinh đông, cách đảo Đài Loan khoảng 270 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 đến 25 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 16 giờ hôm nay (11-5), vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 25,8 độ vĩ bắc; 127,0 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 7. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ tiếp tục di chuyển về phía đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, sau đó suy yếu và tan dần. Như vậy bão AERE không còn khả năng đi vào Biển Đông. Đây là tin cuối cùng về cơn bão này.

Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư cũng cho biết, dự báo hôm nay (11-5), một số nơi ở Bắc Bộ vẫn còn có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất khoảng 35 đến 36oC, khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất khoảng 35 đến 38oC. Tuy nhiên đến đêm trời sẽ dịu mát dần. Khu vực các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ trời tiếp tục nắng nóng trên diện rộng trong 2 đến 3 ngày nữa với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 35 đến 38oC.

Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các Hải đoàn 38, 48 phối hợp chính quyền các địa phương, ngành thủy sản, gia đình chủ tàu thông báo diễn biến của bão AERE, tổ chức kiểm đếm người, phương tiện đang hoạt động trên biển. Đến nay đã kiểm đếm được 17.522 tàu/92.057 lao động, trong đó có 92 tàu/1.226 lao động hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, 122 tàu/2.687 lao động hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, 17.308 tàu/88.144 lao động hoạt động tại các khu vực khác và neo đậu tại bến.

Để chủ động đối phó với ảnh hưởng của mưa bão và thời tiết nguy hiểm trên, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên triển khai các phương án bảo vệ, hỗ trợ hoặc di dời cơ sở y tế, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của mưa bão. Các cơ sở y tế tổ chức trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu miễn phí các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ gây ra… Bộ cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị sẵn cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện thiết bị sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi cần thiết.

Các lực lượng chức năng của huyện Tam Nông, Lâm Thao và TP Việt Trì (Phú Thọ) những ngày này đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa đá, dông lốc gây ra ngày 8-5 vừa qua làm một người bị thương, sáu nhà bị sập đổ; 203 ngôi nhà bị tốc mái; 113 ha ngô, rau màu bị hư hại; 438 cây ăn quả, 27.692 cây lấy gỗ, 26.800 cây phân tán bị gãy, đổ. Theo Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mưa đá, kèm dông, lốc đã làm hơn 100 cây xà cừ, phượng vĩ, thông… bị gãy, đổ, trong đó khu vực có nhiều cây đổ nhất là núi Nghĩa Lĩnh, gồm các khu vực chung quanh đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ cho biết, thành phố đang triển khai đề án Quy hoạch phòng, chống sạt lở các sông rạch. Theo đó, các địa phương đã cắm mốc những vị trí, địa điểm có nguy cơ sạt lở cao để cảnh báo cho người dân; lên phương án di dời các hộ dân đang sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở… Dự kiến đến năm 2015, khoảng 40% số hộ dân ven sông sẽ có chỗ ở ổn định ở những khu đô thị mới. Trong khi đó theo khảo sát của Tổng cục Môi trường, hiện tỉnh Đồng Tháp có gần 100 điểm ven sông có nguy cơ sạt lở cao. Còn theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, trên địa bàn cũng có khoảng 56 đoạn sông có nguy cơ sạt lở, trong đó tám đoạn được cảnh báo ở mức độ rất nguy hiểm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang thì trên địa bàn hiện nay có 55 điểm sạt lở, trong đó có 15 điểm đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, tỉnh đã hoàn chỉnh các danh mục đầu tư cho các dự án phòng, chống sạt lở trên địa bàn; di dời khoảng 80 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu ở khu vực đường Trần Hưng Đạo – Lê Lợi (thị xã Ngã Bảy) – đường nằm dọc sông Cái Côn, vốn có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn. UBND huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, huyện đã thông báo cho nhân dân những vùng sạt lở cần đề phòng, đồng thời tiến hành gia cố đê bao, cống đập. Huyện đang xây dựng ba cụm dân cư tập trung để di dời những hộ dân nằm trong khu vực sạt lở. Tuy nhiên, do kinh phí của địa phương còn hạn chế nên trước mắt huyện chỉ mới giải quyết di dời dân, còn các giải pháp lâu dài như xây kè chống sạt lở chưa được thực hiện.

Đến nay, tỉnh Cà Mau mới xuống giống được 5.500 ha lúa vụ hè thu năm 2011. Nguyên nhân là do thu hoạch lúa vụ trước bị kéo dài và mưa lớn trái mùa làm cho lượng nước trên ruộng vượt mức cho phép ảnh hưởng đến việc phơi đất, cày ải phục vụ sản xuất. Tỉnh khuyến cáo nông dân cần chủ động sử dụng máy bơm nước ra khỏi ruộng, đẩy nhanh tiến độ làm đất, phơi đất; đồng thời chọn giống, phân bón, thuốc trừ sâu để phòng bệnh và diệt trừ cỏ dại gây hại trên diện rộng các trà lúa hè thu.

Theo Nhandan