Thứ tư,  11/09/2024

Thị trấn Nông trường Thái Bình với việc xã hội hóa chăm sóc giáo dục trẻ em

LSO- Không chỉ là ngày Tết thiếu nhi, Tết Trung thu, mà việc chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng ( TNNĐ) được coi là công tác quan trọng và luôn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn quan tâm... Trồng chè và... “ trồng người”Quan tâm đến trẻ em là chăm lo đến nguồn nhân lực của tương lai. Xuất phát từ quan điểm ấy, nên ngay trong những năm tháng gian khó nhất của việc “ lập nghiệp”, thị trấn mà trước đây là Xí nghiệp Công nông nghiệp Chè Thái Bình ( Đình Lập) vẫn giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Đứng chân trên một địa bàn xa trung tâm huyện lỵ hơn 20km, trong muôn vàn khó khăn, Xí nghiệp vẫn dành vốn xây trường tiểu học, thu hút 100% con em công nhân và nhân dân các dân tộc trên địa bàn đến trường. Giờ vui chơi ngoài trời của các cháu Trường mầm non Thị trấn Lộc BìnhThực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với trách nhiệm của mình, UBND thị trấn đã thực hiện tất cả các chế độ cho...

LSO- Không chỉ là ngày Tết thiếu nhi, Tết Trung thu, mà việc chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng ( TNNĐ) được coi là công tác quan trọng và luôn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn quan tâm…

Trồng chè và… “ trồng người”

Quan tâm đến trẻ em là chăm lo đến nguồn nhân lực của tương lai. Xuất phát từ quan điểm ấy, nên ngay trong những năm tháng gian khó nhất của việc “ lập nghiệp”, thị trấn mà trước đây là Xí nghiệp Công nông nghiệp Chè Thái Bình ( Đình Lập) vẫn giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Đứng chân trên một địa bàn xa trung tâm huyện lỵ hơn 20km, trong muôn vàn khó khăn, Xí nghiệp vẫn dành vốn xây trường tiểu học, thu hút 100% con em công nhân và nhân dân các dân tộc trên địa bàn đến trường.




Giờ vui chơi ngoài trời của các cháu Trường mầm non Thị trấn Lộc Bình

Thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với trách nhiệm của mình, UBND thị trấn đã thực hiện tất cả các chế độ cho các cháu như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập, được vui chơi giải trí… Hằng năm tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng luôn đạt 100%, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ KCB miễn phí; trẻ em thuộc hộ nghèo thôn vùng 3 được cấp không thu tiền sách giáo khoa, giấy vở học sinh và trợ cấp học hành. Với trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực, đội ngũ cán bộ y tế không chỉ làm tròn trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng, mà còn tham gia chương trình y tế học đường, cùng nhà trường chăm lo sức khỏe cho các cháu.
Hiện nay, mạng lưới giáo dục của thị trấn đã hoàn chỉnh từ bậc học mầm non đến THCS, trong đó có 1 trường tiểu học đạt chuẩn QG, thiếu niên nhi đồng có những bước phát triển toàn diện hơn.

Chiều sâu của công tác xã hội hóa chăm sóc giáo dục trẻ em.

Với trình độ dân trí khá cao, nhân dân đã nhận thức được ý nghĩa của công tác kế hoạch hóa gia đình, mô hình ít con với việc chăm sóc giáo dục trẻ em. Toàn thị trấn hiện có gần 520 hộ dân, năm 2010 chỉ có 424 công dân trong độ tuổi TNNĐ. Không “ khoán trắng” công tác giáo dục trẻ em cho đoàn thanh niên và gia đình, mà cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị phải có trách nhiệm. Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình- nhà trường- các đoàn thể trong một môi trường xã hội thuận lợi đã tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện.
Hằng năm, UBND thị trấn dành một khoản tiền không nhỏ để khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập rèn luyện; hỗ trợ học phẩm và đồ dùng cá nhân cho học sinh thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc. Trích từ các nguồn để có kinh phí cho các cháu được đi tham quan học tập và vui chơi tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước. Thông cảm với khó khăn của ngành GD, nhân dân đóng góp trên 20 triệu đồng làm sân bê tông cho các cháu vui chơi, tránh bụi bẩn; đóng góp cho trường mầm non mua sắm các phương tiện phục vụ vui chơi và ăn tại trường; cứng hóa đường vào trường THCS. Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà còn được nhân dân coi là tình cảm thiêng liêng đối với một bộ phận ít ỏi công dân của thị trấn. Mỗi cố gắng của người dân trong việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như điện lưới, giao thông, nước sạch, thông tin… đối tượng được thụ hưởng trước hết là trẻ em. Nhìn bước chân trẻ thơ trên đoạn đường thảm nhựa, cầu bê tông vững chãi tới trường, họ cảm thấy nhẹ nhõm bởi mình đã làm được nhiều việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh được những ẩn họa, tai nạn thương tích do cơ sở hạ tầng yếu kém…gây ra.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, song Công ty Cổ phần chè Thái Bình luôn dành một phần đóng góp vào quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ khuyến học; đơn vị bộ đội cũng phát động cán bộ chiến sĩ dành một phần thu nhập để làm quà động viên các cháu.
Nỗ lực của nhà nước- doanh nghiệp và nhân dân đã và đang được đền đáp bằng các thế hệ lao động có tri thức, có đạo đức và sức khỏe phục vụ ngay trong thị trấn cũng như các nơi trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trẻ em trong thị trấn còn thiếu nơi và phương tiện vui chơi giải trí, cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn từ chính quyền, công ty, đơn vị và người dân; địa bàn thị trấn lắm núi nhiều khe, việc phòng tránh tại nạn thương tích cho trẻ em cần phải đẩy mạnh hơn



Minh Hồng