Nguyên tắc hoạt động của đạn chống tăng dưới cỡ.

Có lịch sử phát triển lâu dài từ Thế chiến thứ 2 tới tận ngày nay với nhiều thay đổi về công nghệ, nhưng về nguyên tắc hoạt động của đạn chống tăng dưới cỡ vẫn không thay đổi.

Đạn chống tăng dưới cỡ được cấu tạo từ một thanh xuyên cứng, thường được chế tạo từ các hợp kim có tỉ khối lớn, rất cứng và nặng hơn giáp thép bảo vệ của xe tăng. Khi bắn ra khỏi nòng pháo, nhờ sự chênh lệch về trọng lượng và tỉ khối, thanh xuyên ở lõi viên đạn sẽ đạt sơ tốc cao và tách khỏi vỏ gia cố mềm. Với gia tốc cực lớn, chúng sẽ xuyên qua giáp xe tăng. Các mảnh vụn do va chạm sẽ gây sát thương và làm nổ các đầu đạn, nhiên liệu chứa trong xe tăng đối phương. Để ổn định đạn đạo, đạn thanh xuyên cũng được thiết kế có cánh đuôi để ổn định đạn đạo.

Thanh xuyên của đạn chống tăng dưới cỡ thường bay với tốc độ rất cao, nên các hệ thống phòng vệ chủ động và bị động của xe tăng hầu như không thể chống trả. Tuy nhiên, do cấu tạo từ hợp kim có khối lượng nặng, nên thanh xuyên của đạn dưới cỡ sẽ nhanh chóng mất động năng vì trọng lực, nên tầm bắn hiệu quả của loại đạn này chỉ từ 1,8km tới 2km.

Đi đầu trong công nghệ đạn thanh xuyên là quân đội Mỹ với đạn chống tăng dưới cỡ SABOT dùng thanh xuyên làm từ hợp kim uranium nén, có tỷ khối nặng và cứng hơn thép rất nhiều lần. Đạn SABOT được trang bị trên các xe tăng chủ lực M1 Abrams. Trong khi nhiều quốc gia khác lại sử dụng phổ biến hợp kim Tungsteng để chế tạo thanh xuyên có tính năng kém hơn, nhưng an toàn về bức xạ.

Hiện tại, đạn thanh xuyên dưới cỡ vẫn là loại vũ khí chống tăng hiệu quả và chưa thể thay thế.

Nguồn:https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/dan-chong-tang-duoi-co-hoat-dong-nhu-the-nao-764056