Thực tế, hầu như người mua hàng qua hình thức TMĐT nào cũng từng gặp những rủi ro như: Mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng; hàng không đúng quảng cáo, nhầm lẫn số tiền chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng; người mua đã thanh toán điện tử nhưng không nhận được hàng từ cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh… Ở chiều ngược lại, do tính cạnh tranh của các sàn TMĐT cũng như các nhà bán hàng, người bán bắt buộc phải cho phép người mua trả tiền khi nhận hàng (COD). Điều này khiến người bán hàng qua sàn TMĐT cũng gặp không ít rủi ro, điển hình nhất là tình trạng “bom” hàng, “bùng” hàng. Vẫn có một số trường hợp người mua đặt hàng theo cảm xúc nhất thời và sau đó không còn muốn sở hữu hàng hóa đó nữa; hoặc bên giao hàng không liên lạc được với người mua hàng… Điều này không những gây thiệt hại cho người bán mà còn dẫn đến sự lãng phí về chi phí vận chuyển, kho bãi, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh. Theo thống kê của TikTok Shop, tỷ lệ “bùng” hàng, “bom” hàng của các cửa hàng trên TikTok Shop hiện đang từ 20% đến 30% tùy theo ngành hàng.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file.qdnd.vn/data/images/0/2024/02/07/upload_2089/bannercmnm.jpg" class="vllogo"></a>
Các giải pháp thanh toán bảo đảm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử. 

Thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%. Để tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng và tăng uy tín cho doanh nghiệp trong TMĐT, đồng thời thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Trung tâm Tin học và Công nghệ số đang nghiên cứu triển khai hệ thống thanh toán bảo đảm trong TMĐT theo giải pháp trọng tài thương mại (Escrow). Theo đó, Escrow với cơ chế trung gian sẽ bảo vệ khoản tiền của người mua trả trước và chỉ thanh toán cho người bán sau khi sản phẩm đã được xác nhận đồng ý về chất lượng từ người mua. Cục TMĐT và Kinh tế số cũng cho biết, tại Việt Nam, một số ví điện tử như Ngân Lượng, Bảo Kim cũng đã cung cấp dịch vụ thanh toán tạm giữ có mô hình gần tương tự với Escrow. Người mua và người bán có một khoảng thời gian thông thường mặc định là 7 ngày để thực hiện các giao kèo (như chuyển, nhận hàng…). Trong thời gian tạm giữ, chỉ khi nào người mua nhấn vào nút phê duyệt-đồng ý chuyển tiền cho người bán thì tiền mới thực sự được chuyển đi. Giải pháp Escrow sẽ được ra mắt trong thời gian tới, được kỳ vọng sẽ làm gia tăng niềm tin của cả người mua và người bán, đặc biệt là hạn chế tình trạng mua trực tuyến nhưng trả tiền thì trực tiếp.

Nguồn:https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/gia-tang-niem-tin-cua-nguoi-tieu-dung-trong-thuong-mai-dien-tu-764569