Quyết định này được chính quyền tỉnh Yamanashi đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về các hoạt động leo núi không an toàn hoặc cố gắng leo lên tới đỉnh núi cao nhất Nhật Bản để ngắm bình minh mà không nghỉ ngơi.

Trong một cuộc họp báo, Thống đốc tỉnh Yamanashi Kotaro Nagasaki nhấn mạnh: “Kiểm soát số lượng người leo núi là một nhiệm vụ cấp bách khi chúng tôi nhận thấy tình trạng quá tải”. Khoản phí mới sẽ được thu tại đường mòn Yoshida ở sườn núi tại tỉnh Yamanashi. Với việc những người leo núi phải trả tới 3.000 yên mỗi người, bao gồm cả khoản thanh toán tự nguyện 1.000 yên cho việc bảo tồn, một số người ở Yamanashi và những người làm việc tại các túp lều trên núi cho rằng số tiền này quá đắt. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Shizuoka, nơi có 3 con đường mòn leo lên núi, cho biết không có kế hoạch thu phí ngoài khoản phí hiện tại được áp dụng cho mục đích bảo tồn.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Người leo núi tập trung đông đúc trên đỉnh núi Phú Sĩ để ngắm bình minh. Ảnh: Kyodo News

Núi Phú Sĩ cao 3.776m, trải dài giữa tỉnh Yamanashi và Shizuoka, được chia thành 10 chặng. Ngọn núi này là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận núi Phú Sĩ là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2013. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, có tất cả 221.322 người vượt qua trạm thứ 8 từ 4 cung đường leo núi Phú Sĩ trong mùa hè năm 2023, tương đương mức của năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Hơn 60% trong số này, tương đương 137.236 người, đã chọn cung đường Yoshida. Chính quyền tỉnh Yamanashi cho biết, một nơi trú ẩn sẽ được xây dựng để bảo vệ những người leo núi khỏi các hiện tượng nguy hiểm trong trường hợp núi phun trào. Bên cạnh đó, số lượng người leo núi sẽ được giới hạn ở mức 4.000 người/ngày.

Nguồn:quốc