Thứ tư,  26/06/2024

Lenin từng sống ở nước ngoài bằng những nguồn thu nhập nào?

Trong quá trình hoạt động cách mạnglãnh đạo đảng Bolshevik Nga Vladimir Ilyich Lenin có 14 năm sống  nước ngoàitừ 1900 đến 1905 và từ 1908 đến 1917.  châu Âu, ông có cuộc sống đảm bảo nhờ vào những nguồn thu nhập khác nhau.

Những nguồn thu nhập của Lenin

Nhà cách mạng Ulyanov (họ thật của Lenin) lần đầu tiên rời nước Nga khi ông 30 tuổi. Ở nước ngoài, nghề luật sư đã không thể nuôi sống ông, nên công việc trợ lý luật sư ông chỉ làm tạm thời. Vì vậy, Lenin đã kiếm sống bằng việc dịch thuật và viết những bài báo đăng về đề tài chính trị. Dù cuộc sống ở châu Âu khá đắt đỏ, nhưng lãnh tụ Bolshevik hầu như không gặp vấn đề gì về mặt tài chính.

Người chép tiểu sử của ông là Robert Payne cho rằng, trong những năm sống lưu vong, Lenin đã bỏ lỡ 3 khoản tiền khá lớn “tự rơi vào tay ông” trong những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, một trong những số tiền đó là khoản thừa kế 7.000 rúp mà bà Nadezhda Krupskaya, phu nhân của Vladimir Lenin, nhận được vào năm 1913 từ người thím của mình.

Lenin từng sống ở nước ngoài bằng những nguồn thu nhập nào?
Vladimir Ilyich Lenin và phu nhân Nadezhda Константиновна Krupskaya. Ảnh tư liệu: TASS.

Ngoài những khoản nhuận bút từ công việc viết báo và làm sách, Lenin còn thường xuyên nhận được sự giúp đỡ từ người thân. Mẹ của ông là bà Maria Alexandrovna có một khu điền trang ở Kokushkin (nay là Tatarstan) và dinh cơ ở Alakaevsk (tỉnh Samara). Số tiền có được từ việc bán lại những bất động sản này không chỉ giúp bà có cuộc sống tốt, mà bà còn đem cho bớt con cái.

Chỗ ở

Sau thời gian lưu đày ở làng Shushenskoye vài năm, Lenin sang các nước châu Âu sinh sống và có cuộc sống thoải mái hơn. Tại thành phố Munich của Đức, ông cùng vợ thuê một căn hộ ở Schwabing, đây là khu vực đông dân cư thuộc thủ phủ bang Bavaria, nơi có cuộc sống đắt đỏ hơn nhiều so với các khu phố công nhân lao động.

Bà Nadezhda Krupskaya nhớ lại, họ từng mua những thứ đồ đạc trong nhà có giá gần 12 mác Đức (để thu lại khoản tiền này, bà đã buộc phải bán lại nó khi chuyển đi chỗ khác). Đáng chú ý, tỷ giá đồng rúp Nga vào đầu thế kỷ XX là 1 mác Đức tương đương 50 kopeck (1 rúp = 100 kopeck), một bộ bàn ghế khi đó giá chỉ khoảng 6 rúp. Lương tháng bình quân của một công nhân ở Nga dưới thời Sa hoàng Nikolai II là 37,5 rúp, trong khi Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga trả cho Lenin theo mức biên tập viên của các tờ báo Đảng là từ 50 đến 70 rúp mỗi tháng. Ngoài ra, thân mẫu của Lenin còn thường gửi cho ông thêm từ 35 đến 100 rúp.

Tại London năm 1902, Vladimir Lenin và bà Nadezhda Krupskaya thuê một căn hộ 2 phòng, còn tại Geneve ông bà thuê ngôi nhà 2 tầng có một bếp lớn ở tầng một và 3 phòng ở tầng hai. Tại Paris, Lenin sống trong một căn hộ trên phố Bonnieux, nơi mà đồ đạc bàn ghế được chuyển đến từ Geneve.

“Chúng em đã tìm thấy một căn hộ rất đẹp, sang trọng và đắt đỏ có giá mỗi năm là 840 franc Pháp, thêm tiền thuế gần 60 franc và tiền trả cho người gác cổng cũng gần như vậy. Ở Moskva, một căn hộ (4 phòng, một bếp, phòng xép, tiền nước và khí đốt) có giá rất rẻ, nhưng ở đây thì đắt lắm. Thế nhưng chúng em hy vọng mọi việc sẽ ổn và tốt đẹp”, Lenin viết trong thư gửi chị gái.

Ăn uống

Vì bà Nadezhda Krupskaya không thích nấu nướng, nên những lúc mẹ vợ của Lenin không ở cùng, thì hai ông bà thường đi ăn ở nhà hàng. Tuy nhiên, nếu có thể thì họ vẫn thích ăn ở nhà do mẹ vợ của Lenin nấu hơn. Bà Nadezhda Krupskaya không thích ẩm thực ở châu Âu không chỉ vì lý do giá cả đắt đỏ. Bà viết: “Dạ dày người Nga ít thích nghi với tất cả những món đuôi bò, những món cá đuối rán bằng mỡ và bánh trái cây khô”.

Nghỉ ngơi

Lenin thích đi rạp xem phim và nhạc kịch, còn bảo tàng thì càng gợi cho ông buồn nhớ thêm. Mùa hè, thỉnh thoảng ông cùng với vợ hòa mình vào trong lòng thiên nhiên. Chẳng hạn, thời gian sống ở Pháp, Lenin và những người thân có một tháng ở trọ tại ngôi làng Bonbon.

Đáng chú ý, những người thân luôn ủng hộ Lenin dành thời gian để nghỉ ngơi khi rảnh rỗi. Tháng 9-1908, chị gái của ông là bà Anna Elizarova Ulyanova đã tỏ ra lo lắng khi viết thư gửi sang Geneve cho ông: “Có lẽ em nên đi nghỉ ở đâu đó trên núi và tăng cường ăn uống. Hãy thu xếp việc này cho mình. <…> Em có cần chị gửi tiền cho không? Cho chị biết khi nào cần và cần bao nhiêu nhé!”.

Tuy vậy, nghỉ ngơi vẫn là cách rẻ nhất để giữ gìn sức khỏe. Việc chữa bệnh ở nước ngoài là quá đắt đỏ, ngay cả đối với gia đình có điều kiện như Ulyanov. Chẳng hạn, thời gian sống ở Anh, Lenin bị mắc chứng rụng tóc, nhưng ông quyết định không cần đến sự hỗ trợ y tế chuyên môn cao nhằm tiết kiệm tiền. Bởi lẽ, cứ mỗi lần đến bác sĩ là tiêu tốn 1 đồng tiền vàng Anh, tương đương 21 shilling hoặc gần 10 rúp Nga thời đó.

Theo Quandoinhandan