Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
Những người đàn ông Pà Thẻn tham dự Lễ nhảy lửa sẽ quây quần cùng nhau ở một góc riêng để cúng và thực hiện nghi lễ.
Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
Trước khi nhảy vào đám lửa, người tham dự sẽ ra gõ đàn Pàn dơ như một hình thức báo danh.  

Anh Sìn Văn Toàn (sinh năm 1985), người Pà Thẻn tham gia Lễ nhảy lửa chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân: “Sau khi thực hiện lễ cúng, bắt đầu nghi lễ nhảy lửa, tâm trí những người tham gia sẽ dần trở nên trống rỗng và cảm thấy người bị lạnh, biểu đạt cho thần lửa đang nhập vào người. Thần lửa sẽ nhập vào những ai có tâm tính tốt, hiền lành và vía yếu nhằm tiếp thêm sức mạnh. Tới khi người đã rất lạnh, chúng tôi khát khao nhảy vào ngọn lửa hồng để sưởi ấm và dùng đôi tay, chân trần hất than lên trong điệu nhảy của mình”.

Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
 Khi diễn ra nghi lễ phải có lực lượng an ninh quây rào để tránh lửa đỏ bắn vào khách, gây tai nạn cho người xem.
Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
 Những người đàn ông Pà Thẻn khi tiếp xúc với lửa lại không hề thấy đau, rát kể cả khi nghi lễ kết thúc.
Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
 Sau khi nhảy lửa, người tham dự sẽ cảm thấy sảng khoái như say rượu.
Độc đáo Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn
 Bàn tay và đôi chân của nhóm đàn ông người Pà Thẻn trở nên đen ngòm sau khi thực hiện buổi lễ.

Cùng với tiếng đàn Pàn dơ của thầy cúng, những người đàn ông Pà Thẻn cứ thế lao vào nhảy múa giữa củi lửa đỏ hồng nóng rực. Họ với đôi bàn tay không bốc than tung lên, rồi lại dùng đôi chân trần đá vào lửa. Ánh lửa tóe màu đỏ rực cùng làn khói nghi ngút bốc, khiến khung cảnh trở nên vô cùng thiêng liêng. Khi một người nhảy xong, từ đống than hồng còn đang cháy nghi ngút lại có thêm một người tham gia tiếp nối nghi thức, có khi là từ hai đến ba người cùng nhảy vào; đến cuối khi đám lửa đã dần tắt, tất cả đàn ông tham dự sẽ cùng nhau nhảy vào hất tung những mảnh than tàn còn lại.

Lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn còn được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 6 năm 2023.

Nguồn:https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/doc-dao-le-nhay-lua-truyen-thong-cua-nguoi-pa-then-750091