Thứ hai,  08/07/2024

Ðồng bào Khmer Sóc Trăng đón mừng Lễ hội Oóc Om Bóc

Oóc Om Bóc - lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam Bộ là một trong ba lễ hội truyền thống hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại Sóc Trăng, lễ hội diễn ra trong hai ngày 20 và 21-11 (nhằm ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch) trong bầu không khí vui tươi, đầm ấm.Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Dương Sà Kha cho biết: Lễ hội Oóc Om Bóc năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm. Trong đêm rằm, nghi lễ cúng trăng chính thức được tổ chức trang nghiêm ở tất cả các ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh; các gia đình, nhà cửa của đồng bào dân tộc Khmer đều được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ. Khi mặt trăng tỏa sáng thì mọi nhà đều bày cỗ cúng tạ ơn thần mặt trăng với nhiều hoa quả, hương đèn và món sản vật đặc sắc là cốm dẹp, mọi người cầu chúc cho nhau được khỏe mạnh, cho con trẻ học hành chăm ngoan, cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no với những mùa vụ bội thu.Trước đó, tại hồ Nước Ngọt diễn ra Hội...

Oóc Om Bóc – lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Nam Bộ là một trong ba lễ hội truyền thống hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại Sóc Trăng, lễ hội diễn ra trong hai ngày 20 và 21-11 (nhằm ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch) trong bầu không khí vui tươi, đầm ấm.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Dương Sà Kha cho biết: Lễ hội Oóc Om Bóc năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm. Trong đêm rằm, nghi lễ cúng trăng chính thức được tổ chức trang nghiêm ở tất cả các ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh; các gia đình, nhà cửa của đồng bào dân tộc Khmer đều được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ. Khi mặt trăng tỏa sáng thì mọi nhà đều bày cỗ cúng tạ ơn thần mặt trăng với nhiều hoa quả, hương đèn và món sản vật đặc sắc là cốm dẹp, mọi người cầu chúc cho nhau được khỏe mạnh, cho con trẻ học hành chăm ngoan, cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no với những mùa vụ bội thu.

Trước đó, tại hồ Nước Ngọt diễn ra Hội chợ thương mại có 172 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia 426 gian hàng trưng bày, giới thiệu các thiết bị, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhiều mặt hàng tiêu dùng. Hoạt động triển lãm, giới thiệu các sản phẩm văn hóa truyền thống của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; hội thảo dân tộc Khmer; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Khmer; thả đèn nước Lôiprotip trên sông tạo nên không khí sôi động của ngày lễ hội. Đặc biệt, môn đua ghe ngo được xem là hội chính được diễn ra trong hai ngày 20 và 21-11 trên sông Maspéro, thành phố Sóc Trăng, thu hút 34 đội ghe ngo nam, bảy đội ghe ngo nữ tranh tài, trong đó có bốn đội của tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang cùng tham gia, đây là một hoạt động hấp dẫn nhất trong ngày lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Theo Nhandan