Mặc dù là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực này, nhưng chưa quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thực hiện các chính sách dân tộc (nhất là cơ chế về nguồn lực), dẫn đến việc phân loại, đánh giá thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa thống nhất, đồng bộ trong thực hiện chính sách.

Nghị định 05 của Chính phủ: 23 chính sách dân tộc chưa được ghi nhận

 Bộ đội hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong chăm sóc lúa nước. 

Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, còn 23 chính sách dân tộc chưa được ghi nhận; hoặc chưa được quy định cụ thể trong Nghị định và các văn bản pháp luật liên quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể như: Cơ chế, chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo tại các cơ sở giáo dục mầm non tại vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài là người dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân trong việc tổ chức duy trì, bảo tồn, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng…

Nguồn:https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-giao/nghi-dinh-05-cua-chinh-phu-23-chinh-sach-dan-toc-chua-duoc-ghi-nhan-738366