Thứ hai,  01/07/2024

Du lịch Côn Đảo: Đã có động lực để phát triển

Thực hiện chiến lược kinh tế biển Quốc gia, huyện Côn Đảo đã xây dựng định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo định hướng này, thời gian qua, huyện Côn Đảo đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc phát triển các loại hình du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp, tham quan di tích lịch sử kết hợp với an ninh - quốc phòng. Tiềm năng sẵn cóCôn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn, nhỏ nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta, là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách TP.Vũng Tàu 97 hải lý, cách cửa sông Hậu 45 hải lý. Điều kiện tự nhiên ở Côn Đảo còn tương đối nguyên sơ, khí hậu bốn mùa ấm áp. Cảnh quan được tạo hóa kết hợp hài hòa, vừa có các đỉnh núi cao vách đá dựng đứng, cùng với thảm xanh của rừng cây nhiệt đới nguyên vẹn có thể phát triển loại hình du lịch khám phá và mạo hiểm, vừa có những vùng đất thấp, bãi cát mịn của bờ biển trải...

Thực hiện chiến lược kinh tế biển Quốc gia, huyện Côn Đảo đã xây dựng định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo định hướng này, thời gian qua, huyện Côn Đảo đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc phát triển các loại hình du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp, tham quan di tích lịch sử kết hợp với an ninh – quốc phòng.

Tiềm năng sẵn có

Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn, nhỏ nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta, là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách TP.Vũng Tàu 97 hải lý, cách cửa sông Hậu 45 hải lý. Điều kiện tự nhiên ở Côn Đảo còn tương đối nguyên sơ, khí hậu bốn mùa ấm áp. Cảnh quan được tạo hóa kết hợp hài hòa, vừa có các đỉnh núi cao vách đá dựng đứng, cùng với thảm xanh của rừng cây nhiệt đới nguyên vẹn có thể phát triển loại hình du lịch khám phá và mạo hiểm, vừa có những vùng đất thấp, bãi cát mịn của bờ biển trải dài phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Côn Đảo còn là quần thể di tích lịch sử văn hóa và lịch sử cách mạng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, biểu tượng cho tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Với những lợi thế, tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, huyện Côn Đảo tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án du lịch, trong đó có nhiều dự án lớn như: Dự án Khách sạn Sài Gòn – Côn Đảo tiêu chuẩn 3 sao, 82 phòng với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng đã đi vào hoạt động; Dự án Resort Đất Dốc có vốn đầu tư 38 triệu USD xây dựng khu nhà nghỉ cao cấp 39 phòng, 16 villa đã thực hiện 65% khối lượng; Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp 72.000m2 tại khu vực Bến Đầm đang thi công mặt bằng; Khu nghỉ dưỡng A đầu tư thêm 30 tỷ đồng nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 42 phòng… Bên cạnh đó, loại hình du lịch cộng đồng cũng phát triển với việc đầu tư xây dựng các nhà nghỉ motel, khu resort nhỏ. Hiện tại, Côn Đảo có 10 khách sạn-nhà hàng và một số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cơ sở lưu trú như Hai Nga, Tân An, Hoàng Anh Đào… có thể phục vụ 500 khách/ngày. Trong năm 2009, có gần 24.500 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Côn Đảo, trong đó có hơn 2.200 lượt khách quốc tế.

Hạ tầng giao thông đi trước

Theo định hướng phát triển của huyện Côn Đảo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, cơ cấu kinh tế được xác định là “Du lịch – Dịch vụ – Công nghiệp” với mục tiêu chủ yếu: Thu hút 64.000 lượt khách/năm vào năm 2015. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng và hiện đại hóa vào năm 2020. Hoàn thành việc tôn tạo khu di tích lịch sử theo quy hoạch trước năm 2015 để phát huy giá trị, đưa khu di tích trở thành điểm tham quan thu hút du khách. Thu nhập nội địa năm 2015 đạt khoảng 502 tỷ đồng, tương đương 28 triệu USD; tổng thu nhập bình quân/người giai đoạn 2011 – 2015 đạt 12.118USD.

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, huyện Côn Đảo đã xác định danh mục ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng đến năm 2015, đặc biệt chú trọng đến các công trình đầu tư về giao thông, cấp điện – cấp nước, xử lý nước thải – rác thải… Tổng vốn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước khoảng 2.147 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và nhân dân trên địa bàn khoảng 2.765 tỷ đồng.

Ông Hoàng Nghĩa Doãn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết: Trong công tác đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, tiêu chí hàng đầu là giảm thiểu tác động môi trường sinh thái, bảo tồn di tích lịch sử Cách mạng, bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội. Các công trình hạ tầng được triển khai đầu tư sẽ tạo ra động lực đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực khác, trong đó, các dự án về giao thông sẽ tạo bước đột phá cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở Côn Đảo như: Xây dựng mới tuyến đường Tây Bắc vòng quanh đảo lớn, đường du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Côn Đảo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông nội thị trung tâm tâm huyện; nâng cấp sân bay Côn Sơn để tiếp nhận loại máy bay lớn có sức chở nhiều người; đóng mới 2 tàu cao tốc sức chở 200 khách/chuyến…

Ông Hoàng Nghĩa Doãn cho biết thêm, tuyến đường Tây Bắc vòng quanh đảo lớn có ý nghĩa chiến lược nhiều mặt. Về kinh tế, vừa giải quyết vấn đề giao thông, vừa tạo ra quỹ đất khoảng 100ha kết nối nhiều bãi cát ven biển, có khả năng thu hút vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD để xây dựng thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Về môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ và phòng chống cháy rừng, ứng cứu kịp thời các sự cố dầu tràn trên biển. Về an ninh-quốc phòng, tuyến đường Tây Bắc giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Huyện đã có tờ trình UBND tỉnh xem xét, kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương tạo điều kiện thuận lợi nhất để sớm triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường này cho Côn Đảo.

Theo Vietnamntourism