Thứ tư,  03/07/2024

Sức lan tỏa diệu kỳ của tình thầy trò Xô Việt

Chương trình“Thầy trò ngày gặp lại” giống như câu chuyện cổ tích làm sống dậy biết bao hồi ức đẹp đẽ, thiêng liêng mà bấy lâu nay nhiều người vẫn ấp ủ trong lòng. Hồi ức đó đã không chỉ còn là của riêng những lưu học sinh đã từng đến Liên Xô học tập, mà còn của cả những người có khi chỉ từng được một lần tiếp xúc, gặp gỡ với những người bạn Nga đôn hậu, hay mới chỉ được làm quen với văn hóa Nga, tâm hồn Nga qua những năm tháng học tiếng tại trường phổ thông…Cô giáo So-phi-a bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm với những học trò Việt Nam trong buổi gặp mặt với lãnh đạo Bộ GD&ĐT chiều 17/1. Ảnh: N.NTất cả như ùa về...Độc giả Hoàng Đình Trọng, ở Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM, đã chia sẻ những kỷ niệm thật đẹp về một thời khói lửa. Trong 12 ngày máy bay Mỹ ném bom rải thảm xuống Hà Nội ông và một số đồng nghiệp đang làm việc với đoàn chuyên gia Liên xô từ Viện Alma Ata sang. Họ đã phải sơ tán các bạn Nga về một...

Chương trình“Thầy trò ngày gặp lại” giống như câu chuyện cổ tích làm sống dậy biết bao hồi ức đẹp đẽ, thiêng liêng mà bấy lâu nay nhiều người vẫn ấp ủ trong lòng.

Hồi ức đó đã không chỉ còn là của riêng những lưu học sinh đã từng đến Liên Xô học tập, mà còn của cả những người có khi chỉ từng được một lần tiếp xúc, gặp gỡ với những người bạn Nga đôn hậu, hay mới chỉ được làm quen với văn hóa Nga, tâm hồn Nga qua những năm tháng học tiếng tại trường phổ thông…

cogiaoNga.jpg
Cô giáo So-phi-a bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm với những học trò Việt Nam trong buổi gặp mặt với lãnh đạo Bộ GD&ĐT chiều 17/1. Ảnh: N.N

Tất cả như ùa về…

Độc giả Hoàng Đình Trọng, ở Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM, đã chia sẻ những kỷ niệm thật đẹp về một thời khói lửa. Trong 12 ngày máy bay Mỹ ném bom rải thảm xuống Hà Nội ông và một số đồng nghiệp đang làm việc với đoàn chuyên gia Liên xô từ Viện Alma Ata sang. Họ đã phải sơ tán các bạn Nga về một ngôi đình làng, giữa cánh đồng, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía Nam.

Ông xúc động kể lại: “Sáng nào, các bạn Liên Xô cũng ra đón chúng tôi từ cách xa đến 100 m. Gặp chúng tôi, họ mừng rỡ, nắm chặt tay và nói: Đêm qua, chúng tôi thức suốt đêm nhìn về phía Hà Nội, nhìn lửa bốc lên sáng rực vì bom B52. Chúng tôi nghĩ đến các bạn, không biết ngày hôm sau có còn được gặp nhau đầy đủ không”. Chúng tôi chỉ biết ôm họ và nói lời cảm ơn vì không biết nói gì cho xứng với tấm lòng của họ”.

Một bạn đọc khác là Hoài Việt (Đà Nẵng) dù đã quá tuổi tứ tuần, nhưng sau khi xem chương trình, cũng không cầm được nước mắt và thốt lên: “Thầy cô ơi, em nhớ”.

Lời gọi ấy có lẽ đã vang vọng trong sâu thẳm trái tim ông biết bao năm tháng qua, từ cái ngày ông rời xa nước Nga, nơi có biết bao thầy cô bạn bè mà ông từng gắn bó. Thế nhưng, khi được chứng kiến cuộc gặp gỡ tri ân đầy xúc động, ông mới có thể giãi bày được những cảm xúc mà từ lâu ông vẫn giấu kín..

Trong khi đó, độc giả Nguyễn Hải, Hà Nội lại chia sẻ những kỷ niệm ngày còn thơ bé về “các bà mẹ Nga nhân hậu, tốt bụng”.

Dù chưa được đến nước Nga, thế những anh lại may mắn khi được tiếp xúc và trải nghiệm cái tình của người Nga ngay trên chính quê hương mình.

Anh bồi hồi: “Bố mẹ tôi khóc, tôi cũng không kìm được nước mắt. Bố tôi trước đây có 1 khoảng thời gian dài làm việc với những người Nga đôn hậu tại nhà máy điện Phả Lại và nhà máy supe phốt phát Lâm Thao nên tôi cũng được hay được gặp họ. Ký ức trong tôi về những người Nga rất đẹp, những bà mẹ Nga của tôi đã chăm sóc tôi khi bố tôi đi làm”.

Đối với anh Khôi (Hà Nội), một con người đã đi nhiều chỗ, sống ở nhiều nơi trên thế giới, chưa ở nơi nào, anh lại cảm nhận được tình người lại sâu đậm thiêng liêng như ở nước Nga.

Dù chỉ sống và làm việc ở xứ sở bạch dương có 4 năm, nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi đó cũng để anh có những năm tháng đẹp nhất cuộc đời. Để rồi ngày hôm nay nhìn lại, anh viết: “Xin được cảm ơn nước Nga vĩ đại, nhân dân Nga nồng ấm, đặc biệt văn hóa Nga đã làm thổn thức con tim của hàng triệu người Việt…Những kỷ niệm về nước Nga luôn đầy ắp trong tôi…Nơi đó tôi đã được đùm bọc và yêu thương với một tấm lòng nhân bản nhất trong cuộc đời này”.

Và lại còn có những người đã rời xa Liên Xô từ rất lâu rồi mà nỗi nhớ vẫn chưa hề nguôi bớt: “Chúng tôi nay đã ngoài 50 tuổi, khi xem chương trình nay đã khóc từ đầu đến cuối, nhớ ngưới thầy cô, người bạn Nga đã cho chúng tôi rất nhiều thứ về tri thức tình cảm. Việt Nam chúng ta đang phát triển không ngừng, nhưng lớp trẻ không được may mắn trải qua những khỏang khắc như chúng tôi. Tôi hy vọng lớp trẻ cần ra sức xây dựng họ tập và cống hiến viết theo những nhịp cầu hữu nghị tốt đẹp mà các Thầy cô đã mang lại hòa bình hạnh phúc cho dân tộc ta” (Tạ Hải, TP.HCM).

NgaTuan.jpg
Cánh đồng trên đường đi từ Maxcova tới thành phố Tula. Ảnh: Phạm Tuấn

Nhịp cầu trái tim không dừng lại ở đó, mà nó còn thổn thức ở cả những người chưa từng một lần được đặt chân tới Liên Xô, gặp gỡ những con người Xô viết.

Phải chăng bởi những năm tháng học phổ thông ở Hà Nội được học tiếng Nga nên trong tôi đã rất có sự gắn bó với nước Nga, văn hoá Nga. Tôi rất xúc động bởi những tình cảm đặc biệt mà nhân dân Nga, các thầy cô nước Nga đã dành cho các thế hệ học sinh VN chúng ta. Tôi đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến giây phút gặp gỡ của thầy trò ngày gặp lại. Qua đó càng thấy thấm đạo lý Tôn sư trọng đạo của người Việt Nam mình. Với riêng tôi được dịp nghe lại tiếng Nga thật tuyệt.” (Hoàng Thúy Liễu, TP HCM).

Những bạn đọc khác cũng không giấu nổi niềm xúc động: Xem chương trình tôi cảm động quá, cứ rơi nước mắt hoài. Chẳng có gì đổi được tình cảm thầy trò Nga Việt nói riêng và nhân dân hai nước nói chung tình nghĩa, thuỷ chung và thời gian đã chứng minh, đã thành chân lý.” (Nguyễn Khoa, Hà Nội).

Và quả đúng như chị Võ Thu Hà, Bình Thuận đã chia sẻ rằng những bài học về tình người như thế không sách vở nào dạy được. Những gì mà tình thầy trò Xô Việt để lại trong lòng mỗi chúng ta sẽ mãi là một thứ xúc cảm thiêng liêng, một bài học tình người sâu đậm mà thời gian không bao giờ có thể xóa nhòa.

Làm sao để những giá trị nhân văn sống mãi?

click=”return openImageNews(this,260,480)”>Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Nhung.

Tình thầy trò Xô Việt không chỉ làm sống dậy những hồi ức đẹp đẽ của những thế hệ đi trước mà còn khiến cho cả một thế hệ trẻ, những người chưa có cơ hội trải nghiệm mối quan hệ sâu nặng ân tình giữa hai nước cũng dần cảm nhận được thứ tình cảm thiêng liêng đó.

Một độc giả tên là Nguyễn Vân, Hà Nội tâm sự:

“Thưa các ông, các bà, các cô, các bác!
Chưa bao giờ được đến nước Nga, cũng không được sống trong không khí văn hóa Nga như ông bà, cha mẹ đã từng, nhưng cháu thật sự xúc động và cảm thấy vô cùng biết ơn những người thầy, người cô Xô viết! Con người Xô viết nhân hậu quá, tốt bụng quá!

Cháu không cầm được nước mắt khi xem đoạn phóng sự GS Trievanhop lật giở cuốn sổ nhỏ cũ kĩ có ghi địa chỉ của những sinh viên cũ và tha thiết muốn đài truyền hình chuyển giúp ông cuốn sách cho các học trò cũ.

Và còn rất nhiều những đoạn phóng sự về ngững người thầy Liên Xô mà hơn nửa thế kỉ trôi qua các thầy cô vẫn lưu giữ, vẫn nhớ về những người học trò Việt! Thật sự, cháu cảm thấy vô cùng biết ơn những người thầy, người cô Liên Xô vì tình cảm chân thành, rộng lớn mà các thầy các cô đã dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam!”.

Hay một bạn đọc khác thuộc thế hệ 8X cũng có chung niềm xúc cảm:

click=”return openImageNews(this,480,360)”>
Mùa thu vàng trong điền trang Lev Tonxtoi. Ảnh: LN

“Chắc chắn không thể kể được niềm vui, niềm tự hào của các bác, các cô chú, anh chị được học tập tại Nga- đất nước với thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá lâu đời và tình người thì chan chứa, ấm áp. Với tất cả các bạn trẻ thế hệ 8x như tôi, chắc chắn đã học được rất nhiều bài học khi xem chương trình, được đi cùng với những dòng suy nghĩ, kỷ niệm ngọt ngào của những cựu học sinh Nga.

Tình cảm thầy trò thật thiêng liêng sâu nặng, các thầy cô giáo Nga đáng kính đã góp sức tạo nên một thế hệ tri thức Việt Nam có đức có tài.” (Thu Minh, TP.HCM).

Cuộc gặp này đã gieo vào lòng nhiều bạn trẻ những tình cảm đẹp, nhen nhóm tình yêu mạnh mẽ, thiêng liêng, một ước muốn được một lần đặt chân đến đất nước của những con người nhân hậu, giàu nặng ân tình.

Anh Phan Văn Đậu ở Nghệ An, sau khi xem chương trình đã ước “có dịp được sang Nga học tập và làm việc tại đó để cũng được trải nghiệm những tình cảm tuyệt vời như vậy”.

Hay như Anh Vũ (Hà Nội) cũng có chung một ước muốn “Chưa từng được đến nước Nga – Xô viết nhưng tôi mơ ước có một ngày có được những giây phút như những thế hệ đi trước…”.

Xúc động theo dõi suốt chương trình “thầy trò ngày gặp lại”, chị Hồng Vân, một “7X đời chót”, du học ở Australia bật nghĩ: “Liệu có bao giờ, những học trò Việt, có bao giờ thấy mình “tệ” khi nhìn lại quá trình công tác và cống hiến ở nước nhà so với những gì họ đã được cảm, được nhận từ những tình cảm nhân nghĩa, thuỷ chung của những người thầy Xô viết?”

Nhiều độc giả chia sẻ, mỗi người trong số họ đã tự rút ra được những bài học quý giá cho mình, một bài học về tình người, vê những giá trị nhân văn mà không sách vở nào dạy được

“Thật tuyệt vời! Cứ như những câu chuyện cổ tích. Mặc dù thuộc thế hệ trẻ, chưa vào giờ được học ở Liên Xô hay Nga nhưng nước mắt tôi đã chảy khi nghe những câu chuyện cảm động. Tình cảm thầy trò Xô Việt giống như một dòng suối mát lạnh, trong suốt chảy vào cuộc sống thị trường xô bồ, tiền được thượng tôn và đạo đức xã hội bị băng hoại. Làm sao để những giá trị nhân văn sống mãi và trở thành giá trị chủ đạo của người Việt Nam, của nhân loại?”, bạn Xuân Trường, ở Hà Nội, viết.

Theo Vietnamnet