Thứ hai,  08/07/2024

Nét đẹp văn hóa trong lễ hội Chùa Bắc Nga

LSO-Lễ hội Chùa Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc) diễn ra vào ngày 28/2/2010 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Canh Dần) là một trong những lễ hội tiêu biểu nằm trong Chương trình Lễ hội Xuân Xứ Lạng 2010. Lễ hội năm nay diễn ra trong tiết trời nắng ấm, khô ráo và lại rơi vào ngày Chủ nhật, cộng với tuyến đường 4B nhiều đoạn đã được rải nhựa, nhất là đoạn đường từ thành phố Lạng Sơn đến Chùa Bắc Nga đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân và du khách đến với lễ hội. Qua quan sát thực tế cho thấy, lễ hội năm nay, số lượng nhân dân và du khách về dự hội đông hơn các năm trước rất nhiều. Càng về trưa, lượng khách đến lễ hội càng tăng lên. Với sự có mặt của các lực lượng chức năng, việc người dự hội chấp hành quy định không mang hương vào thắp trong chùa đã được thực hiện tốt. Cách hoạt động vui hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, đảm bảo tôn vinh được đẹp văn hóa của lễ hội. Một điểm đáng chú ý là,...

LSO-Lễ hội Chùa Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc) diễn ra vào ngày 28/2/2010 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Canh Dần) là một trong những lễ hội tiêu biểu nằm trong Chương trình Lễ hội Xuân Xứ Lạng 2010. Lễ hội năm nay diễn ra trong tiết trời nắng ấm, khô ráo và lại rơi vào ngày Chủ nhật, cộng với tuyến đường 4B nhiều đoạn đã được rải nhựa, nhất là đoạn đường từ thành phố Lạng Sơn đến Chùa Bắc Nga đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân và du khách đến với lễ hội.
Qua quan sát thực tế cho thấy, lễ hội năm nay, số lượng nhân dân và du khách về dự hội đông hơn các năm trước rất nhiều. Càng về trưa, lượng khách đến lễ hội càng tăng lên. Với sự có mặt của các lực lượng chức năng, việc người dự hội chấp hành quy định không mang hương vào thắp trong chùa đã được thực hiện tốt. Cách hoạt động vui hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, đảm bảo tôn vinh được đẹp văn hóa của lễ hội. Một điểm đáng chú ý là, năm nay, Ban Tổ chức có cho trưng bày một số hình ảnh về lễ hội, di tích danh thắng của Lạng Sơn trong khu vực khuôn viên tổ chức lễ hội đã góp phần vào việc tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về tiềm năng, lợi thế văn hóa của Lạng Sơn trong phát triển kinh tế – du lịch. Qua đó còn, góp phần khơi dậy tinh thần, nâng cao ý thức bảo tồn, làm giàu và phát huy các di sản văn hóa của quê hương, dân tộc một cách mạnh mẽ trong đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách.
Quang cảnh lễ hội Chùa Bắc Nga
Tất nhiên, xung quanh lễ hội vẫn còn một số điều đáng nói. Nhưng tựu trung lại là lễ hội đã đem đến cho người dự hội nhiều ấn tượng và cảm xúc khó phai. Bên cạnh việc mua những cây mía ngon ngọt về làm qùa cho gia đình, bạn bè và người thân với ước mong năm mới có nhiều điều ngọt lành, tốt đẹp sẽ đến thì có một nét đẹp văn hóa trong lễ hội Chùa Bắc Nga, tuy nhỏ thôi nhưng không thể không nhắc tới là nét văn hóa du xuân, vãn cảnh chùa, mua cành lộc của nhiều người đến hội. Những ai có dịp đi dự hội đều có thể nhận ra rằng, rất nhiều người dự hội, sau khi vào chùa cầu lộc, cầu tài, cầu năm mới nhiều sức khỏe, may mắn, thuận lợi trong cuộc sống và công việc thì khi ra về đều mua cho mình một cành lộc. Những cành lộc đó gồm có như: một cành nhót ta trĩu quả hay một nhánh cây vạn niên, sống đời,… kèm theo đó là một cây lộc bằng giấy bạc, một cành hoa nhựa. Mua cành lộc trên có ý nghĩa là cầu mong cho một năm mới nhiều thành công, bền vững, dài lâu, đắc tài, đắc lộc.
Có thể nói, tục mua cành lộc về sau khi vui hội, du xuân trong lễ hội chùa Bắc Nga là một nét đẹp văn hóa trong ứng xử với môi trường thiên nhiên, môi trường cảnh quan di tích, môi trường du lịch rất đáng được chú ý. Đó thực sự là một hành động thiết thực góp phần tô thắm thêm vẻ đẹp của cảnh quan di tích, ý nghĩa của lễ hội mà ta được dự.
Chọn mua cây lộc ở lễ hội Chùa Bắc Nga
Trong những ngày đầu xuân này, khi mà hàng loạt các lễ hội truyền thống trên khắp các địa phương đang lần lượt diễn ra theo thông lệ thì nét đẹp văn hóa mà chúng ta bắt gặp trong lễ hội Chùa Bắc Nga thực sự ý nghĩa, khiến chúng ta thêm phấn khởi, càng tin tưởng hơn vào sự thành công và ấn tượng của mùa Lễ hội Xuân Xứ Lạng 2010 đang rất rộn rã.

Hoàng Thịnh