Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo CEPPP chủ trì và phát biểu khai mạc.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, đại diện Đại sứ quán và Tùy viên Quân sự các nước ADMM+ tại Việt Nam, đại diện Ban Thư ký ASEAN cùng thành viên 18 đoàn các nước ADMM+.

Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Cờ Việt Nam và cờ ASEAN tung bay tại lễ khai mạc. Ảnh: VIỆT TRUNG
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn phát biểu khai mạc Chương trình đánh giá năng lực. Ảnh: VIỆT TRUNG
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
Bà Matsuzawa Tomoko, đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4. Ảnh: VIỆT TRUNG
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
Đại tá Nguyễn Như Cảnh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VIỆT TRUNG

Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) với vai trò là một diễn đàn quan trọng hàng đầu về quốc phòng và an ninh ở khu vực. ADMM+ đã đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức một hoạt động đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với quy mô lớn cả về lực lượng và phương tiện, góp phần khẳng định vai trò, uy tín, vị thế và đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại khu vực và trong khuôn khổ ADMM+.

Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Quang cảnh Lễ chào cờ. Ảnh: VIỆT TRUNG
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
Trưởng đoàn các nước ADMM+ tham dự sự kiện. Ảnh: VIỆT TRUNG

CEPPP lần này hoạt động cuối cùng của Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021 – 2023) trong khuôn khổ ADMM+. Với chủ đề “Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc”, CEPPP có sự tham gia của gần 300 chuyên gia, giảng viên, học viên, quan sát viên đến từ các quốc gia thành viên ADMM+, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, khả năng phối hợp hiệp đồng của lực lượng quan sát viên quân sự với sự hỗ trợ của đơn vị công binh, quân y ở cấp chiến thuật tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn khẳng định đây là cơ hội tốt để các đoàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, rèn luyện, thực hành kỹ năng trong triển khai các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, sát với thực tiễn tại các phái bộ. Qua đó, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giữa các quốc gia thành viên ADMM+; khẳng định vai trò và cam kết của các quốc gia thành viên ADMM+ trong nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới.

Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự lễ khai mạc. Ảnh: VIỆT TRUNG

Tại buổi lễ, hai đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4- Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và bà Matsuzawa Tomoko, Giám đốc hợp tác quốc tế Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng, Trưởng Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Nhật Bản, phát biểu khẳng định hai bên đã hợp tác chặt chẽ, đạt hiệu quả và mục tiêu trong các sự kiện đồng tổ chức, trong đó có việc phối hợp chủ trì CEPPP lần này.

Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Lực lượng các nước ADMM+ gồm các chuyên gia, giảng viên và học viên tham gia CEPPP. Ảnh: VIỆT TRUNG

Hai bên có sự nhất trí cao trong suốt quá trình lập kế hoạch. Cụ thể, hai bên thống nhất CEPPP lần này phải bảo đảm tính thực tế cao bằng cách tập trung vào những thách thức gặp phải trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc hiện nay, phản ánh được kinh nghiệm của các nước thành viên về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình trong các kịch bản của CEPPP; thứ hai là lồng ghép các quan điểm về bình đẳng giới.

Đại tá Nguyễn Như Cảnh khẳng định, CEPPP lần này góp phần nâng cao nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của phụ nữ trong thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Về phần mình, bà Matsuzawa Tomoko nhấn mạnh thành tựu của Việt Nam và Nhật Bản cùng với các nước ADMM+ trong việc triển khai vai trò của Sáng kiến Phụ nữ trong Hòa bình và An ninh (WPS)- cũng là một trong những mục tiêu chính của chu kỳ 4 hiện tại.

Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau lễ khai mạc. Ảnh: VIỆT TRUNG
Khai mạc Chương trình đánh giá năng lực tham gia gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+
 Quang cảnh lễ khai mạc trên khán đài. Ảnh: VIỆT TRUNG

Bà Matsuzawa Tomoko nhấn mạnh, cả Việt Nam và Nhật Bản đều có mối quan tâm sâu sắc thúc đẩy và nâng cao hiểu biết hơn về vai trò của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong các nước thành viên ADMM+. Hai nước đã bảo đảm đưa các tình huống sát với thực tiễn liên quan đến vai trò của phụ nữ vào các kịch bản huấn luyện trong khuôn khổ CEPPP lần này.

Hai đồng chủ trì bày tỏ cảm ơn sự tham gia tích cực và đông đảo, cùng sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các nước thành viên ADMM+ trong CEPPP lần này, góp phần cùng với Việt Nam và Nhật Bản tổ chức thành công sự kiện.

CEPPP do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì tổ chức sẽ diễn ra từ 13 đến 21-9. Các chuyên gia gìn giữ hòa bình, giảng viên và học viên từ các nước ADMM+ (Australia, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản) sẽ tiến hành huấn luyện qua các giai đoạn lý thuyết, thực hành và diễn tập tổng hợp, mô phỏng hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quan sát viên quân sự, với sự hiệp đồng hỗ trợ của đơn vị công binh và quân y ở cấp chiến thuật tại một phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Các giảng viên đã đưa vào chương trình huấn luyện các bài tập sát thực tiễn ở phái bộ của 3 lực lượng này khi phối hợp hiệp đồng trong mỗi nhiệm vụ tại địa bàn. Cụ thể đó là phải đối mặt và xử lý các tình huống an ninh, an toàn, y tế, xử lý các vấn đề nhân đạo, hỗ trợ người dân…

Nguồn:https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-ngoai-quoc-phong/khai-mac-chuong-trinh-danh-gia-nang-luc-tham-gia-gin-giu-hoa-binh-trong-khuon-kho-admm-742536