Thứ năm,  19/09/2024

Hạnh phúc khi là một cán bộ BHXH

LSO-Cùng với nhiều người khác, tôi là một trong những cán bộ đầu tiên có mặt tại BHXH tỉnh Lạng Sơn ở buổi đầu thành lập. Chắc chắn trong ký ức của tôi và các bạn đồng nghiệp thuở ấy, chẳng ai có thể quên khu nhà cấp 4 mượn tạm của Sở Lao động Thương binh&Xã hội được dùng làm trụ sở cơ quan BHXH khi ấy… 14 năm gắn bó với ngành BHXH ở cương vị một cán bộ quản lý (trong đó có 10 năm làm Giám đốc BHXH tỉnh), điều mà tôi tâm đắc nhất chính là biện pháp để đạt được hiệu quả của công tác quản lý. Vào thời điểm ấy, ngành BHXH tuy vừa mới thành lập song khối lượng công việc tiếp nhận từ 2 ngành LĐTBXH và Liên đoàn Lao động chuyển sang không phải nhỏ; Hệ thống văn bản nghiệp vụ nhiều, tản mát; Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu,... Trong bối cảnh khó khăn đó, tôi luôn tự nhủ mình phải không ngừng nỗ lực, tự học hỏi, hoàn thiện mình, vừa tích lũy kiến thức nghiệp vụ, vừa tích lũy kinh nghiệm quản lý, tham...

LSO-Cùng với nhiều người khác, tôi là một trong những cán bộ đầu tiên có mặt tại BHXH tỉnh Lạng Sơn ở buổi đầu thành lập. Chắc chắn trong ký ức của tôi và các bạn đồng nghiệp thuở ấy, chẳng ai có thể quên khu nhà cấp 4 mượn tạm của Sở Lao động Thương binh&Xã hội được dùng làm trụ sở cơ quan BHXH khi ấy…
14 năm gắn bó với ngành BHXH ở cương vị một cán bộ quản lý (trong đó có 10 năm làm Giám đốc BHXH tỉnh), điều mà tôi tâm đắc nhất chính là biện pháp để đạt được hiệu quả của công tác quản lý. Vào thời điểm ấy, ngành BHXH tuy vừa mới thành lập song khối lượng công việc tiếp nhận từ 2 ngành LĐTBXH và Liên đoàn Lao động chuyển sang không phải nhỏ; Hệ thống văn bản nghiệp vụ nhiều, tản mát; Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu,… Trong bối cảnh khó khăn đó, tôi luôn tự nhủ mình phải không ngừng nỗ lực, tự học hỏi, hoàn thiện mình, vừa tích lũy kiến thức nghiệp vụ, vừa tích lũy kinh nghiệm quản lý, tham mưu tích cực và có hiệu quả cho đồng chí Giám đốc BHXH tỉnh lúc bấy giờ…
Đến khi trở thành người “đứng mũi, chịu sào” (Tôi được bổ nhiệm Giám đốc BHXH tỉnh tháng 6/1999), bản thân tôi lại càng nhận thức rõ hơn những áp lực công việc đối với người đứng đầu của một ngành ở địa phương. Lại tìm tòi, nghiên cứu hệ thống văn bản của ngành, những đặc thù của địa phương, hiểu được những điều cốt lõi trong sự phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để từ đó vạch ra những bước đi đúng đắn cho sự phát triển của BHXH tỉnh.
Cán bộ BHXH tỉnh làm thủ tục cho khách hàng – Ảnh: KL
Là lãnh đạo BHXH một tỉnh miền núi, biên giới, trình độ, năng lực cán bộ có nhiều hạn chế. Khi được bổ nhiệm Giám đốc BHXH tỉnh, công tác cán bộ chính là điều làm tôi trăn trở nhất. Còn nhớ khi BHXH Lạng Sơn mới thành lập trên cơ sở sáp nhập hai bộ phận BHXH của Sở LĐTB&XH và Liên đoàn Lao động tỉnh, đội ngũ cán bộ của toàn ngành có 63 người, trong đó chỉ có 3 người có trình độ đại học; các chỉ số bằng cấp tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước gần như bằng không, tôi thực sự cảm thấy rất lo lắng. Không phải chuộng bằng cấp mà rõ ràng sự phát triển của xã hội càng ngày càng đòi hỏi sự chuẩn hóa. Nhưng cũng không thể đòi hỏi mọi thứ phải chuẩn ngay, hoàn thiện ngay, tôi đã vạch ra chiến lược từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của ngành. Trong gần 15 năm (trong đó có gần 10 năm tôi làm Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo công tác TCCB), đội ngũ cán bộ đã cơ bản được hoàn thiện các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng, kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị. Đến nay, tỷ lệ CBCC có bằng đại học, cao đẳng đã chiếm trên 61%. Đội ngũ cán bộ quản lý được kiện toàn, chất lượng cán bộ được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành. Và đến bây giờ, khi đã nghỉ hưu, tôi thực sự cảm thấy vui vì những tâm huyết của mình đã để lại một dấu ấn nhất định đối với sự phát triển của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Có thể còn điều gì đó chưa thật tròn trịa, cũng có thể có một ai đó chưa hoàn toàn hài lòng với những gì tôi đã làm, nhưng tôi luôn quan niệm “nhân vô thập toàn”, những điều tôi đã làm bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm, tin rằng sẽ vẫn còn đó…
Với vai trò là đơn vị thực hiện chính sách BHXH, BHYT – hệ thống chính sách được coi là xương sống của nền an sinh xã hội, khối lượng công việc mà đội ngũ cán bộ ngành BHXH phải đảm trách ngày càng nặng nề và phức tạp. Trước năm 2003, khi chỉ thực hiện chính sách BHXH, tuy mức độ nhạy cảm có ít hơn nhưng cũng có nhiều vấn đề dễ trở thành “điểm nóng” nếu không có sự giám sát chặt chẽ. Đến khi chuyển giao BHYT sang, khối lượng công việc của ngành BHXH lại càng đội lên với mức độ tăng theo cấp số nhân. Áp lực công việc thực sự nặng nề, có những lúc nhìn thấy anh em cán bộ vất vả quá, bản thân mình cũng có những lúc “quá tải”, vậy mà ở đâu đó vẫn còn nghe thấy tình trạng người lao động chưa được đảm bảo quyền được tham gia BHXH, BHYT, tình trạng lạm dụng, lợi dụng quỹ BHXH, BHYT… lại thấy buồn lòng. Nhưng đó chỉ là những giây phút thoảng qua, với tôi, được làm công tác BHXH vẫn là niềm vui, niềm hạnh phúc.

Nguyễn Thị Ngọc