Thứ năm,  19/09/2024

Chị Miên vươn lên từ nguồn vốn vay

LSO-Khác với 5 năm về trước, bây giờ gia đình chị đã nâng cấp được nhà cửa khang trang, sắm được đầy đủ các vật dụng như: ti vi, tủ lạnh, xe máy… Mỗi khi bước vào năm học mới, chị cũng không còn phải canh cánh nỗi lo tiền học, tiền sách, vở… cho 2 con. Đó là những đổi thay, vươn lên sau khi được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của gia đình chị Trịnh Thị Miên, ở khối 9, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc. Chị Miên chăm sóc vườn rauChúng tôi theo chị ra thăm vườn rau, nơi mà anh chị đã nỗ lực lao động để vươn lên có đời sống khá giả, ổn định hơn. Chị kể: “Có 6 sào ruộng, nhưng năm nào cũng chỉ có 2 vụ thu hoạch lúa, ngô, gia đình chỉ có thóc gạo đủ ăn, còn các chi phí khác thì rất khó khăn, chật vật, nhất là thời điểm 2 con chuẩn bị vào năm học mới. Đó là chưa kể mất mùa thì còn chẳng đủ ăn. Nhiều khi, vợ chồng phải xoay sở, đi vay mượn, rồi lại lo trả nợ...

LSO-Khác với 5 năm về trước, bây giờ gia đình chị đã nâng cấp được nhà cửa khang trang, sắm được đầy đủ các vật dụng như: ti vi, tủ lạnh, xe máy… Mỗi khi bước vào năm học mới, chị cũng không còn phải canh cánh nỗi lo tiền học, tiền sách, vở… cho 2 con. Đó là những đổi thay, vươn lên sau khi được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của gia đình chị Trịnh Thị Miên, ở khối 9, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc.
Chị Miên chăm sóc vườn rau
Chúng tôi theo chị ra thăm vườn rau, nơi mà anh chị đã nỗ lực lao động để vươn lên có đời sống khá giả, ổn định hơn. Chị kể: “Có 6 sào ruộng, nhưng năm nào cũng chỉ có 2 vụ thu hoạch lúa, ngô, gia đình chỉ có thóc gạo đủ ăn, còn các chi phí khác thì rất khó khăn, chật vật, nhất là thời điểm 2 con chuẩn bị vào năm học mới. Đó là chưa kể mất mùa thì còn chẳng đủ ăn. Nhiều khi, vợ chồng phải xoay sở, đi vay mượn, rồi lại lo trả nợ mãi. Đang lúc loay hoay, suy tính làm thế nào để có vốn đầu tư chăn nuôi, trồng rau cho gia đình có thu nhập cao hơn, thì rất may tôi được chị Lê Thị Dung, Tổ trưởng, Tổ tiết kiệm và vay vốn của khối gợi ý về nguồn vốn vay ưu đãi. Được hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn, có vốn, gia đình tôi như có “phao cứu trợ”, đi tìm hiểu kĩ thuật, học tập kinh nghiệm từ các chủ vườn rau và quyết định chuyển sang trồng rau từ năm 2007”. Tuy nhiên, để có được vườn rau xanh mướt như thế này thì anh chị cũng trải qua không ít khó khăn, thử thách. Trong thời gian đầu, chỉ trồng khoảng 2 sào, mỗi thứ rau một ít, nhưng do kĩ thuật chăm bón chưa tốt nên năm đầu tiên tính chỉ hòa vốn. Không nản lòng, anh chị vừa làm, vừa tiếp tục học hỏi, ứng dụng kĩ thuật. Từ 2 sào tăng lên 3, 4 sào và từ năm 2011, trên diện tích 6 sào đất vốn có, anh chị đã tự tin trồng đủ các loại rau, đan xen gối vụ nhau: mướp đắng, cà chua, cải trắng, bắp cải, su hào… Trồng rau tỉ mỉ và vất vả hơn trồng lúa, ngô nhiều, ngày nắng phải tưới nước 2 lần, bón phân, vun gốc đúng cách. Chị cười tươi chia sẻ: “Vất vả thật, nhưng bù lại thu nhập cao gấp 3 lần so với gieo cấy, được hơn 40 triệu đồng/năm”.

Với lá rau già, anh chị còn tận dụng để chăn nuôi lợn, gà tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện nay, tổng thu nhập từ trồng rau, chăn nuôi và trồng rừng thông, anh chị có khoảng 80 triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình chị sung túc hơn, không còn phải lo lắng, vay mượn tiền học cho các con như trước. Chị chia sẻ thêm: Có được cuộc sống ổn định, vươn lên khá giả như hôm nay phải nói là nhờ có nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhờ vay được vốn với lãi suất thấp, lại được trả dần nên gia đình mới mạnh dạn chuyển đổi, quyết tâm trồng rau… Chị dự định, trong năm nay trả hết 4 triệu đồng nợ còn lại, gia đình lại tiếp tục làm dự án xin vay vốn giải quyết việc làm để đầu tư trồng rau sạch và mở rộng chăn nuôi. Với ước mơ, lòng quyết tâm và sự tạo điều kiện về nguồn vốn từ phía Ngân hàng và các tổ chức hội, tin rằng gia đình chị Miên sẽ vươn lên làm kinh tế ngày càng khá giả hơn, ấm no, hạnh phúc hơn.

Lâm Như