Thứ tư,  03/07/2024

Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho HSSV

Lạng Sơn có trên 200 ngàn HSSV, chiếm trên 27% dân số toàn tỉnh, trong đó có gần 10 ngàn sinh viên đang sống và học tập tại các trường chuyên nghiệp trong tỉnh và trên toàn quốc. Đặc điểm HSSV Lạng Sơn là thật thà chất phác chịu khó và ham học hỏi; song cũng có nhược điểm là nhút nhát,thiếu tự tin, chậm hòa đồng cùng với cộng đồng sinh viên. Nối tiếp truyền thống cách mạng của cha ông, HSSV Lạng Sơn luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nguyện học tập phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với khẩu hiệu “Học tập, sáng tạo, hội nhập phát triển” trong những năm qua, HSSV Lạng Sơn đã năng động hơn và chủ động bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu CNXH, chịu khó rèn luyện phấn đấu vì ngày mai lập nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Vụ công tác HSSV, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng theo tấm gương Hồ Chí Minh đã được các nhà trường quan tâm. Với vai trò là các tổ chức chính...

Lạng Sơn có trên 200 ngàn HSSV, chiếm trên 27% dân số toàn tỉnh, trong đó có gần 10 ngàn sinh viên đang sống và học tập tại các trường chuyên nghiệp trong tỉnh và trên toàn quốc. Đặc điểm HSSV Lạng Sơn là thật thà chất phác chịu khó và ham học hỏi; song cũng có nhược điểm là nhút nhát,thiếu tự tin, chậm hòa đồng cùng với cộng đồng sinh viên.

Nối tiếp truyền thống cách mạng của cha ông, HSSV Lạng Sơn luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nguyện học tập phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với khẩu hiệu “Học tập, sáng tạo, hội nhập phát triển” trong những năm qua, HSSV Lạng Sơn đã năng động hơn và chủ động bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu CNXH, chịu khó rèn luyện phấn đấu vì ngày mai lập nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Vụ công tác HSSV, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng theo tấm gương Hồ Chí Minh đã được các nhà trường quan tâm. Với vai trò là các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội LHSV các nhà trường, nhất là các trường chuyên nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động cho ĐVTN, và HSSV hướng về cộng đồng về cơ sở nhất là các hoạt động tình nguyện. Vì vậy, HSSV đã trải qua thực tế sinh động của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội; rèn luyện và trưởng thành. Cũng qua đó, lòng yêu nước, tinh thàn tự hào dân tộc được bồi đắp và dần trở thành những phẩm chất cao quý của đọi ngũ cán bộ quản lý cũng như KHKT. Các phong trào của HSSV của các nhà trường luôn được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, nhiều HSSV trưởng thành qua các hoạt động xã hội đầy ý nghĩa này.

Tuy vậy, mặt trái của cơ chế thị trường đã có nhiều tác động đến thế hệ trẻ nói chung và HSSV nói riêng. Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, HSSV thích ứng nhanh với cái mới; song cũng rất dễ bị tác động lôi kéo. Nhiều người có nhận xét rằng HSSV thời nay không mấy quan tâm đến truyền thống, đạo lý của dân tộc; sống “gấp” vì vật chất, sống buông thả; thậm chí sa vào các TNXH hoặc bị kích động lôi kéo vào con đường phạm tội, cao hơn là phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc. Tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên đang có chiều hướng gia tăng và điều dễ nhận thấy là bạo lực trong các nhà trường.

Thực hiện nhiệm vụ năm học, mỗi đầu năm học mới, các nhà trường đều có tuần lễ giáo dục công dân. Trong tuần lễ này, ngoài việc học tập nội quy nhà trường, trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, các nhà trường còn cung cấp cho HSSV mới truyền thống của nhà trường, của ngành; cho HSSV viết thu hoạch và ký cam kết thực hiện nội quy cũng như công tác phòng chống tội phạm và các TNXH. Ngoài “tuần lễ giáo dục công dân”, việc bồi dưỡng chính trị tư tưởng và đạo đức cho HSSV được lồng ghép qua các bài học chính khóa như các môn Giáo dục công dân, Đạo đức, Lịch Sử, Văn học, Địa lý… được đội ngũ giáo viên chú trọng. Ngoài ra, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các đợt học tập chính trị chuyên đề đã góp phần không nhỏ hình thành đạo đức cách mạng cho họ. Tại nhiều nhà trường, các em học sinh rất quan tâm và hứng thú với các môn học này, qua đó họ có dịp tìm hiều truyền thống cách mạng của cha ông, của vùng đất họ đang sống và học tập.

Giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho HSSV không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Với đặc điểm tâm lý “hướng ngoại”, yêu thích và muốn tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng của HSSV, các tổ chức xã hội và nhân dân có cơ hội để giáo dục họ. Tuy nhiên, vai trò của các tổ chức này trong giáo dục còn thấp. Tư tưởng “khoán trắng” cho các nhà trường đã làm lu mờ vai trò của xã hội hóa GD.

Học sinh sinh viên là những chủ nhân tương lai. Sau những năm ngồi trên ghế nhà trường, chính họ sẽ là những người nắm giữ tương lai, vận mệnh của đất nước. Không nơi nào khác, chính nhà trường là nơi đào luyện cho họ, xã hội là nơi vun đắp. Cùng chung tay “đào tạo cách mạng cho đời sau” là lương tâm và trách nhiệm của mỗi chúng ta.


MH