Thứ tư,  03/07/2024
Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng......
Các tour du lịch miệt vườn ở Nam bộ hút khách
Các tour du lịch miệt vườn ở Nam bộ hút khách
Ngay từ đầu năm 2010, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tỉnh Vĩnh Long thiết kế các tour du lịch đón Xuân Canh Dần mang đậm màu sắc miệt vườn Nam bộ.Các tour này được thiết kế theo mô hình “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với hộ gia đình, thu hút khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài và Việt kiều.Với chương trình “Đón Tết miệt vườn Vĩnh Long” của Công ty cổ phần du lịch Cửu Long, khách du lịch được tham gia đón Tết cùng người dân ở các điểm du lịch vườn xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, cùng chủ nhà chuẩn bị bữa cơm Tất niên, gói bánh tét và nấu bánh đón Giao thừa...Du khách cũng được tham gia các trò chơi dân gian như múa lân, múa rồng, chọi gà, chèo thuyền, thưởng thức nghệ thuật pha trà Việt, cưỡi xe đạp tham quan vòng quanh cù lao.Trong khi đó, trang trại du lịch Vinh Sang tổ chức tour “Vui Tết miệt vườn” từ ngày 30 đến mùng 5 Tết.Theo ông Lê Hoàng Vinh, chủ trang trại du lịch này, trong đợt cao điểm Tết năm nay,......
Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ lần đầu tổ chức ba ngày
Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ lần đầu tổ chức ba ngày
Theo ông Phạm Bá Khiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, năm Canh Dần sẽ được tổ chức từ ngày 18 đến 20/2 (tức từ ngày 5 đến 7 Tết).Đây là lễ hội cấp tỉnh do huyện Hạ Hòa phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức và là lần đầu tiên lễ hội diễn ra với thời gian ba ngày.Theo chương trình, tối 18/2 (tức mùng 5 Tết) có các tiết mục hát chầu văn do Đoàn chèo tỉnh Phú Thọ biểu diễn; ngày 19/2 (mùng 6 Tết) sẽ diễn ra lễ khai mạc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian, thi đấu thể thao quần chúng; và sáng 20/2 (mùng 7 Tết) sẽ tổ chức lễ dâng hương, rước kiệu và tế nữ quan.Như các năm trước, tế nữ quan được thực hiện với nghi lễ truyền thống qua việc đọc bài tế Mẫu soạn từ thế kỷ XVII, chủ tế là nữ cùng sự tham gia của 18 thanh nữ xinh đẹp (tuổi dưới 18).Lễ hội Đền Mẫu Âu......
Trưng bày hơn 100 cổ vật quý về Thăng Long-Hà Nội
Trưng bày hơn 100 cổ vật quý về Thăng Long-Hà Nội
Chiều 9/2, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội nghiên cứu, sưu tầm Gốm và Cổ vật Thăng Long - Hà Nội, cho biết đúng dịp xuân mới Canh Dần, triển lãm “Cổ ngoạn Thăng Long-Hà Nội” sẽ ra mắt công chúng tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.Triển lãm chọn lọc trưng bày hơn 100 cổ vật có giá trị được những người Thăng Long xưa, Hà Nội nay yêu thích sưu tập, bày trong nhà.Dấu ấn văn hóa Việt cổ cách nay nhiều ngàn năm tuổi sẽ hiện hữu qua các hiện vật “đồng Đông Sơn” (niên đại 2000-2500 năm) như trống, thạp, muôi, đèn hình các con giống; các cổ vật thời 1.000 năm Bắc thuộc từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 10 sau Công nguyên như: tượng đồng người cưỡi thú, tượng thú đội đèn, bình gốm Hán - Việt, đèn hình cóc.Cùng với đó còn có các cổ vật của 10 thế kỷ hình thành và tồn tại các triều đại phong kiến “Đại Việt tự chủ” chống ngoại bang và mở mang bờ cõi thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê - Nguyễn.Bên cạnh những cổ vật......
Năm Ngoại giao Văn hóa 2009: Bộ VHTTDL có những đóng góp quan trọng
Năm Ngoại giao Văn hóa 2009: Bộ VHTTDL có những đóng góp quan trọng
Nhân dịp năm mới 2010, tổng kết Năm Ngoại giao Văn hóa 2009 và mở đầu cho các hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 5/2 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã tổ chức gặp gỡ đại biểu trong Ngoại giao đoàn, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan tổ chức Việt Nam và quốc tế.Tại buổi gặp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã phát biểu chào mừng, nêu rõ: Trong Năm Ngoại giao Văn hóa Việt Nam 2009, Bộ VHTTDL có những đóng góp quan trọng trong việc triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa đối ngoại, tổ chức nhiều Tuần Việt Nam, Ngày Việt Nam và các chiến dịch quảng bá, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp, phát triển năng động, văn hóa đa dạng, cuốn hút và giàu bản sắc ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc giới thiệu văn hóa các nước với nhân dân Việt Nam được chú trọng......
Hà Nội: Cho phép xe du lịch được vào thành phố
Hà Nội: Cho phép xe du lịch được vào thành phố
Ngày 2/2/2010,UBND Tp. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND, quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo quyết định này, các xe du lịch chở khách trên 25 chỗ vẫn có thể vào nội thành 24/24 giờ hàng ngày. Văn bản có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.Cùng với các loại xe tham quan, du lịch thì những loại xe khác như: xe hợp đồng đưa đón cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên cũng được hoạt động 24/24 giờ hàng ngày song phải có hợp đồng, phù hiệu xác định loại hình dịch vụ do Sở Giao thông Vận tải cấp theo quy định.Trong Quyết định này cũng nêu rõ, cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Riêng hoạt động của xe xích lô phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng quy định......
Tour du lịch kết hợp lễ chùa đắt khách
Tour du lịch kết hợp lễ chùa đắt khách
Đi lễ đầu năm đã trở thành truyền thống đối với mỗi người dân Việt, vừa để du ngoạn, vừa “tắm mình” vào chốn tâm linh, hy vọng những ước nguyện của mình sẽ thành hiện thực. Nắm rõ tâm lý này, nhiều công ty du lịch đã rầm rộ quảng bá các tour du xuân với nhiều điểm hấp dẫn và giá khuyến mại khá rẻ.Đắt hàng khách taTheo phong tục ngày Tết của người Việt Nam, ngay những ngày đầu năm âm lịch các gia đình thường đi lễ ở các đền, chùa để xin lộc cầu được một năm an khang, thịnh vượng. Một số nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, phong tục này không có tính bắt buộc nhưng đã trở thành truyền thống đối với mỗi người dân Việt. Nhiều người cả năm không đi chùa nhưng những ngày đầu năm mới Tết Âm lịch thì đều muốn qua chùa thắp nén hương, thành tâm góp công đức cho chùa. Thường thì khi đã bước vào chốn tâm linh, ai cũng mang một hy vọng rằng những ước nguyện của mình sẽ thành hiện thực. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, hầu......
Chợ hoa Tết - sắc thái văn hóa của thủ đô Hà Nội
Chợ hoa Tết - sắc thái văn hóa của thủ đô Hà Nội
Cứ mỗi độ Tết đến, trong tiềm thức mỗi người Hà Nội, đón năm mới không chỉ là chiếc bánh chưng xanh, khoanh giò lụa, phong lì xì mà cả những cành đào thắm sắc, cây quất trĩu quả hay những lọ hoa rực sắc màu. Hà Nội nổi tiếng là đất trồng hoa với những địa danh Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, làng Đăm... đã làm tốn không ít giấy mực của thơ ca, hội họa.Dịp cuối năm, các làng hoa Hà Nội thi nhau khoe sắc, cùng giao ước gặp nhau ở các chợ hoa Tết. Vậy nên, dù nhiều người tất bật với cả "núi" công việc cuối năm thì thú chơi chợ hoa Tết cũng không thể xem thường. Người ta chơi chợ hoa Tết, đơn giản để tìm một cành đào, chậu mai vàng hay quất cảnh bày trong những ngày năm mới. Nhưng sâu xa, nhiều người chơi chợ hoa để có những phút giây thư thái, gạt bỏ những lo toan đời thường, tìm một chút lãng mạn dù rất nhỏ nhoi cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc. Ở các chợ hoa Tết, dù quất cảnh, mai vàng, hồng,......
Du lịch Việt Nam 2010: Quan tâm hơn đến thị trường nội địa
Du lịch Việt Nam 2010: Quan tâm hơn đến thị trường nội địa
Mặc dù ít nhiều chịu sự tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam (DLVN) vẫn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Thành công đó nhờ vào những nỗ lực của ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động thiết thực quảng bá hình ảnh vẻ đẹp Việt Nam.Và, năm 2010 sẽ hứa hẹn là một năm có nhiều "điểm nhấn" của toàn ngành DLVN nhằm góp phần khôi phục lại vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn.Khách quốc tế giảm, nội địa tăngTrong năm vừa qua, các nước trên thế giới phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch. Ngay tại thị trường nội địa, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của DLVN......
Du lịch Lạng Sơn "Điểm hẹn và cầu nối hội nhập" từ Xuân Canh Dần
Du lịch Lạng Sơn "Điểm hẹn và cầu nối hội nhập" từ Xuân Canh Dần
LSO-Nói đến Lạng Sơn, chắc hẳn du khách gần xa, ai cũng cảm nhận được đó là điểm hẹn của của một vùng quê giàu tiềm năng du lịch. Mỗi khi xuân đến, trên quê hương Xứ Lạng lại rộn vang tiếng trống của ngày hội xuân đón bạn phương xa. Dường như đã thành thông lệ, cứ sau cái tết truyền thống của dân tộc, tinh ta lại tổ chức tháng lễ hội xuân. Nhưng bước sang năm Canh Dần (2010), một niềm vui đến với ngành du lịch, đầu tháng 1 vừa qua, tỉnh ta vừa tổ chức sự kiện quan trọng Hội nghị xúc tiến du lịch với chủ đề: “Lạng Sơn điểm hẹn và cầu nối hội nhập”. Đây có thể coi là điểm nhấn về công tác du lịch được triển khai trong năm 2010 và là mốc quan trọng trong việc triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.Lạng Sơn là tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, có đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây - Trung Quốc; có hệ thống đường giao thông thuận......