Thứ sáu,  20/09/2024

Vươn lên làm giàu từ trồng na và chăn nuôi

LSO-Một phụ nữ bằng đôi bàn tay và khối óc, với mô hình trồng na và chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm được bắt đầu từ những đồng vốn đi vay. Đó là chị Triệu Thị Cồ, 43 tuổi, hội viên Hội phụ nữ thôn Ba Đàn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.Nông dân huyện Chi Lăng thu hoạch na - Ảnh: N.NChị cho biết, năm 1984 chị xây dựng gia đình, tiếp sau đó lần lượt sinh được 3 cháu, kinh tế gia đình chủ yếu là thu nhập từ trồng lúa, ngô nên cuộc sống rất khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, chị luôn trăn trở suy nghĩ để làm sao cho gia đình có được một cuộc sống ổn định và có điều kiện chu cấp cho các con ăn học. Trước những trăn trở đó, năm 1992 vợ chồng chị đã bàn bạc thống nhất với nhau vay tiền anh em họ hàng, chị em phụ nữ trong thôn và thông qua Hội liên hiệp phụ nữ xã, tín chấp với ngân hàng với tổng số tiền gần 10 triệu đồng để đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình như: xây...

LSO-Một phụ nữ bằng đôi bàn tay và khối óc, với mô hình trồng na và chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm được bắt đầu từ những đồng vốn đi vay. Đó là chị Triệu Thị Cồ, 43 tuổi, hội viên Hội phụ nữ thôn Ba Đàn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.
Nông dân huyện Chi Lăng thu hoạch na – Ảnh: N.N
Chị cho biết, năm 1984 chị xây dựng gia đình, tiếp sau đó lần lượt sinh được 3 cháu, kinh tế gia đình chủ yếu là thu nhập từ trồng lúa, ngô nên cuộc sống rất khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, chị luôn trăn trở suy nghĩ để làm sao cho gia đình có được một cuộc sống ổn định và có điều kiện chu cấp cho các con ăn học. Trước những trăn trở đó, năm 1992 vợ chồng chị đã bàn bạc thống nhất với nhau vay tiền anh em họ hàng, chị em phụ nữ trong thôn và thông qua Hội liên hiệp phụ nữ xã, tín chấp với ngân hàng với tổng số tiền gần 10 triệu đồng để đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình như: xây dựng chuồng trại, mua máy bơm, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả (na, hồng), làm nấm… Thời gian đầu mới bước vào làm, do chưa nắm được kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi nên chưa biết cách tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, cách chăm sóc lợn nái lợn thịt; kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả và làm nấm… dẫn đến tình trạng nuôi lợn chậm phát triển thậm chí còn bị mắc các dịch bệnh. Nhận thức được những khó khăn đó, chị được Hội liên hiệp phụ nữ xã cử tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kĩ thuật làm nấm do hội liên hiệp phụ nữ xã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức. Thông qua tập huấn chị đã nhanh chóng áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế, tận dụng các nguồn vốn, mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, đưa các loại giống lúa, ngô, đỗ tương có năng xuất cao vào sản xuất. Theo đó, chị đầu tư vào trồng hồng, na, chăn nuôi lợn, trồng nấm,… từ năm 2005 bắt đầu cho thu hoạch hồng và na, bình quân mỗi năm cho thu nhập 50 triệu đồng; chăn nuôi lợn thịt mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 10 đến 12 con, mỗi năm xuất chuồng trên 3000 kg lợn hơi, bình quân thu nhập 60 triệu đồng/năm. Chăn nuôi 3 con lợn nái mỗi năm xuất được 1,8 tấn lợn giống bình quân thu nhập 45 triệu đồng/năm, làm nấm thu nhập bình quân 7 triệu đồng/năm. Với tất cả các khoản trên mỗi năm gia đình chị thu được trên 160 triệu đồng, trừ chi phí còn tiết kiệm được từ 90 đến 110 triệu đồng để mua sắm thêm các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt gia đình và lo cho các con ăn học. Bên cạnh đó, gia đình chị còn giúp cho chị em phụ nữ nghèo trong xã về vốn để đầu tư phát triển kinh tế mà không lấy lãi. Không chỉ chăm lo phát triển gia đình, là một hội viên phụ nữ chị luôn thu xếp thời gian tích cực tham gia các hoạt động của hội như: tham dự các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ;…

Với trách nhiệm là người vợ, người mẹ, chị luôn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cùng nhau cố gắng phấn đấu mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi và trồng cây ăn quả nhằm tăng thêm mức thu nhập cho gia đình; đối với các con, chị luôn gần gũi, giáo dục các con nỗ lực phấn đấu học tập tiến bộ, biết yêu thương kính trên nhường dưới. Hiện 2 cháu lớn đã có việc làm ổn định và 1 cháu nhỏ đang là học sinh. Từ những kết quả đã đạt được trong nhiều năm liền gia đình chị luôn đạt gia đình văn hóa, được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen, bằng khen.

Đỗ Hoạt