Thứ sáu,  20/09/2024

Nữ "thủ lĩnh" của nông dân

LSO-Nói đến chị Mã Thị Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, người dân nơi đây ai ai cũng biết đến chị, bởi chị là người đã gắn bó với hội viên gần 15 năm nay. Với cương vị Chủ tịch Hội, chị đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN; khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Chị cho biết: “Từ năm 1995, tôi được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã, ngày đầu nhận bàn giao từ người tiền nhiệm, duy nhất chỉ có con dấu của tổ chức Hội, không có danh sách hội viên. Hơn nữa hoàn cảnh gia đình của tôi lúc đó rất khó khăn vì mới ra ở riêng, con con nhỏ, nhưng tôi vẫn vững tâm nhận nhiệm vụ và cố gắng học tập, thu xếp công việc gia đình để dồn tâm sức vào việc kiện toàn các chi hội nông dân. Cuối năm 1995, toàn xã có 9 /9 chi hội...

LSO-Nói đến chị Mã Thị Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, người dân nơi đây ai ai cũng biết đến chị, bởi chị là người đã gắn bó với hội viên gần 15 năm nay. Với cương vị Chủ tịch Hội, chị đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN; khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong các phong trào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Chị cho biết: “Từ năm 1995, tôi được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã, ngày đầu nhận bàn giao từ người tiền nhiệm, duy nhất chỉ có con dấu của tổ chức Hội, không có danh sách hội viên. Hơn nữa hoàn cảnh gia đình của tôi lúc đó rất khó khăn vì mới ra ở riêng, con con nhỏ, nhưng tôi vẫn vững tâm nhận nhiệm vụ và cố gắng học tập, thu xếp công việc gia đình để dồn tâm sức vào việc kiện toàn các chi hội nông dân. Cuối năm 1995, toàn xã có 9 /9 chi hội thôn đi vào hoạt động, bước đầu đã kết nạp được 253 hội viên, đây là nền tảng ban đầu để hội nông dân xã tiếp tục phát triển”. Là chủ tịch hội ở cơ sở, chị thường xuyên đến các chi hội dự họp, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của hội viên, để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Từ đó đề nghị với Hội cấp trên mở lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho hội viên và phối hợp với ngân hàng đứng ra tín chấp vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn, bà con được học tập phổ biến kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi như: kỹ thuật trồng ngô lai, trồng nấm, phòng trừ dịch bệnh hại cây trồng, được học nghề… Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, Hội đã mở được 6 lớp dạy nghề cho nông dân. Cùng với tập huấn kiến thức, những năm qua, Hội đã tích cực hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất, toàn xã thành lập được 13 tổ vay vốn với số dư nợ hiện nay là 2,7 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn do Hội đứng ra tín chấp, bà con đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, trồng được 253 ha cây keo và bạch đàn, 35 ha cây ăn quả; mua được 243 con trâu, 37 con bò và 151 con lợn nái sinh sản; 9 máy cày, 2 máy tuốt lúa, 245 chiếc máy bơm… Bên cạnh đó Hội còn vận động hội viên giúp đỡ các gia đình chính sách bằng tiền, ngày công lao động; trồng một vườn cây tình nghĩa tặng mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Lan; giúp các hộ nghèo xóa nhà dột nát, trị giá 125 triệu đồng… Những việc làm thiết thực của Hội đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xóa được 117 hộ nghèo. Đến nay toàn xã đã có 120 gia đình hội viên được bình chọn là hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Với những đóng góp trên, chị được mọi người tin yêu nể phục và nhắc đến với cái tên trìu mến: “thủ lĩnh” của nông dân và được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là điển hình tiên tiến trong xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, đi tham dự Đại hội nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ 3 tại Thủ đô Hà Nội sắp tới.

Thúy Đội