Thứ sáu,  20/09/2024

Một giám đốc hết lòng vì trẻ em mồ côi

LSO-Trong hơn 300 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được chọn biểu dương tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ III sắp tới, tôi rất ấn tượng với một cá nhân đã được các em nhỏ mồ côi quý mến và được chính quyền, các ban ngành, đoàn thể huyện Lộc Bình ghi nhận, đó là ông Nguyễn Trung Chắt, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hay còn gọi là Trung tâm Hy vọng huyện Lộc Bình.Trao đổi với chúng tôi, ông Chắt cho biết: Ông quê ở Hưng Yên, nhưng từ thời trẻ ông đã tham gia chiến đấu, công tác dọc tuyến biên giới Việt - Trung từ Quảng Ninh đến Lạng Sơn, nên đã phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, nhất là các em nhỏ đi hàng chục cây số để cắp sách đến trường. Các cháu có cha, có mẹ còn khó khăn, huống chi các cháu không còn cha mẹ thì lớn lên và phát triển như bạn bè cùng trang lứa còn khó khăn hơn rất nhiều. Với những...

LSO-Trong hơn 300 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được chọn biểu dương tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ III sắp tới, tôi rất ấn tượng với một cá nhân đã được các em nhỏ mồ côi quý mến và được chính quyền, các ban ngành, đoàn thể huyện Lộc Bình ghi nhận, đó là ông Nguyễn Trung Chắt, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hay còn gọi là Trung tâm Hy vọng huyện Lộc Bình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Chắt cho biết: Ông quê ở Hưng Yên, nhưng từ thời trẻ ông đã tham gia chiến đấu, công tác dọc tuyến biên giới Việt – Trung từ Quảng Ninh đến Lạng Sơn, nên đã phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, nhất là các em nhỏ đi hàng chục cây số để cắp sách đến trường. Các cháu có cha, có mẹ còn khó khăn, huống chi các cháu không còn cha mẹ thì lớn lên và phát triển như bạn bè cùng trang lứa còn khó khăn hơn rất nhiều. Với những suy nghĩ như vậy, năm 2002, ông từ quê Hưng Yên trở lại Lạng Sơn và đến thăm huyện Lộc Bình để thực hiện ý định đã canh cánh trong lòng bao nhiêu năm qua. Lần đầu đến với địa phương ông đã cùng những người bạn chiến đấu năm xưa tặng 300 cặp sách cho các cháu học sinh nghèo của 3 xã: Quan Bản, Như Khuê, Nhượng Bạn. Sau đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, ông đã vận động và được một tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ 850 triệu đồng để triển khai dự án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập lấy tên là Trung tâm Hy vọng Lộc Bình để nuôi dưỡng và chăm sóc các cháu là những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong thời gian từ tháng 11/2003 đến tháng 10/2006, sau khi dự án kết thúc, nguồn tài trợ không còn, Trung tâm đứng trước nguy cơ giải thể, như vậy đồng nghĩa với việc 48 cháu được nuôi dưỡng tại đây lại trở về địa phương, không có cha, có mẹ, không gia đình, dở dang việc học hành và bao dự định tốt đẹp khác. Điều đó đã đặt ra cho ông nhiều suy nghĩ, rồi được sự quan tâm tạo điều kiện của UBND huyện Lộc Bình, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tiếp tục được duy trì và lấy tên là trung tâm Hy vọng. Đây cũng là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đầu tiên của tỉnh. Do đặc thù là Trung tâm bảo trợ ngoài công lập nên để có được từ 15- 20 triệu đồng mỗi tháng để nuôi dưỡng các cháu, đảm bảo hoạt động bình thường của Trung tâm. Ông đã đi đến nhiều nơi trong cả nước để vận động những tấm lòng nhân ái giúp đỡ từ thùng mì tôm, đến bao gạo, quần áo… và tất cả những gì có thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày và học tập của các cháu. Nơi đầu tiên ông đến là Trường THPT Hà Nội- Amsterdam, tại đây ông đã nói chuyện với các cháu học sinh trong ngày hội đoàn toàn truờng. Sau buổi nói chuyện, trường THPT Hà nội – Amsterdam đã vận động hơn 2000 học sinh của trường thực hiện Chương trình “Chia sẻ ước mơ” bớt đi một bữa ăn sáng ủng hộ cho các bạn Trung tâm Hy vọng được 5000 gói mì tôm và quần áo, sách vở. Hiện nay, bản thân ông tiếp tục vận động các nhà hảo tâm lo cho được mỗi cháu từ 400-500 ngàn đồng/ tháng, cuộc sống của các em tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, đời sống mọi mặt của các cháu cũng từng bước được cải thiện.

Đến nay, Trung tâm Hy vọng đã tiếp nhận 64 cháu vào Trung tâm, trong đó có 18 cháu hoà nhập cộng đồng, 3 cháu về Hà Nội học văn hoá từ lớp 10, 1 cháu thi đỗ vào trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường, 1 cháu học trung cấp kế toán, 7 cháu đi học nghề và 4 cháu đã học xong và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp với mức lương gần 3 triệu đồng/ tháng. Với những việc làm của mình, ông Nguyễn Trung Chắt, Giám đốc Trung tâm Hy vọng huyện Lộc Bình thật sự là tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Lạng Sơn thời gian qua.

Phùng Khiêm - Hoàng Luyến