Thứ sáu,  20/09/2024

Gương nông dân tiêu biểu

LSO-Đó là anh Hứa Văn Hải, dân tộc Nùng, ở thôn Chè Lân, xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc. Anh không chỉ là một nông dân tiêu biểu của xã, mà còn là một điển hình tiên tiến của huyện Cao Lộc trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Bên cạnh sản xuất lúa nước anh đã phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi và vườn rừng tổng hợp đang phát huy hiệu quả.Anh Hứa Văn Hải đang khai thác nhựa thôngNhững năm trước đây, cuộc sống gia đình anh Hải gặp nhiều khó khăn, thường thiếu ăn từ 1-2 tháng/năm. Trước hoàn cảnh đó, để gia đình vươn lên thoát nghèo, anh đã tìm cách phát triển kinh tế, đi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm một số mô hình sản xuất nông- lâm nghiệp ở quanh vùng, sưu tầm thêm sách khuyến nông và xem các chương truyền hình, thông qua đó anh đã nắm được phương thức sản xuất. Năm 2000, ban đầu vốn gia đình còn ít, để lấy ngắn nuôi dài, anh đầu tư vào chăn nuôi mỗi năm 3 lứa lợn và trồng cây ăn quả, cây thông trên diện tích rừng tạp....

LSO-Đó là anh Hứa Văn Hải, dân tộc Nùng, ở thôn Chè Lân, xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc. Anh không chỉ là một nông dân tiêu biểu của xã, mà còn là một điển hình tiên tiến của huyện Cao Lộc trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Bên cạnh sản xuất lúa nước anh đã phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi và vườn rừng tổng hợp đang phát huy hiệu quả.
Anh Hứa Văn Hải đang khai thác nhựa thông
Những năm trước đây, cuộc sống gia đình anh Hải gặp nhiều khó khăn, thường thiếu ăn từ 1-2 tháng/năm. Trước hoàn cảnh đó, để gia đình vươn lên thoát nghèo, anh đã tìm cách phát triển kinh tế, đi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm một số mô hình sản xuất nông- lâm nghiệp ở quanh vùng, sưu tầm thêm sách khuyến nông và xem các chương truyền hình, thông qua đó anh đã nắm được phương thức sản xuất. Năm 2000, ban đầu vốn gia đình còn ít, để lấy ngắn nuôi dài, anh đầu tư vào chăn nuôi mỗi năm 3 lứa lợn và trồng cây ăn quả, cây thông trên diện tích rừng tạp. Khai hoang mở rộng diện tích sản xuất lúa nước, đưa giống lúa mới vào gieo cấy cả chân ruộng một vụ, và 2 vụ, đồng thời trồng thêm ngô, đậu đỗ, sắn để chăn nuôi. Hiệu quả của cách làm này ngày một cao, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, chỉ tính riêng cây mận vụ vừa qua đạt trên 3 tấn, cho thu nhập trên 20 triệu đồng. Ngoài ra rừng thông hơn 1.000 cây đang cho khai thác lấy nhựa, với giá trị 1kg nhựa hiện nay trên thị trường khoảng 35.000đồng. Anh Hứa Văn Hải tâm sự: “Nhờ phát triển kinh tế đúng hướng nên không mấy khi chúng tôi bán thóc để chi tiêu, số ngô, sắn dùng vào việc chăn nuôi, còn thóc gạo, bên cạnh phục vụ lương thực gia đình còn phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt để cải thiện cuộc sống. Với mô hình phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp tổng hợp, hàng năm gia đình anh Hải có thu nhập khá, cuộc sống ổn định, xây dựng được nhà mới khang trang, mua sắm được đồ dùng sinh hoạt trong gia đình và phương tiện, công cụ phục vụ cho sản xuất.

Nhận xét về anh Hứa Văn Hải, ông Mông Văn Đàn, Chủ tịch UBND xã Hoà Cư cho biết: Nhờ đức tính cần cù lao động và biết cách làm kinh tế, nên gia đình anh có được nền kinh tế khấm khá, là một nông dân điển hình của xã mà còn là một trong số những hộ nông dân sản xuất giỏi trong toàn huyện.

Thế Bảo