Thứ năm,  19/09/2024

Người thương binh gắn bó với rừng

LSO-Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Lộc Bình, chúng tôi tìm đến xã Hữu Khánh, thăm gia đình người thương binh với mô hình kinh tế vườn rừng được đánh giá cao trong nhiều năm gần đây. Không khó để tìm thấy ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi của ông Lý Văn Tư, tọa lạc bên sườn đồi, nổi bật trên nền xanh của cây cối.Trên lối vào nhà, chúng tôi đi giữa một vườn bưởi sai trĩu quả. Nhìn thẳng vào bên trong là một khu vườn với nhiều loại cây trái, một ao to nuôi thả cá và xa xa là sườn đồi xanh mướt bóng cây... Ông Tư sinh năm 1952. Năm 1970 theo tiếng gọi của tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và chiến đấu anh dũng cùng với đồng đội tại vùng Đồng Tháp Mười. Khi xông pha trên chiến trường, cũng như những người chiến sĩ khác, ông từng hứng chịu rất nhiều vết thương do bom đạn. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, ông xuất ngũ với tỉ lệ thương tật được xác định là 26%. Trở...

LSO-Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Lộc Bình, chúng tôi tìm đến xã Hữu Khánh, thăm gia đình người thương binh với mô hình kinh tế vườn rừng được đánh giá cao trong nhiều năm gần đây. Không khó để tìm thấy ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi của ông Lý Văn Tư, tọa lạc bên sườn đồi, nổi bật trên nền xanh của cây cối.

Trên lối vào nhà, chúng tôi đi giữa một vườn bưởi sai trĩu quả. Nhìn thẳng vào bên trong là một khu vườn với nhiều loại cây trái, một ao to nuôi thả cá và xa xa là sườn đồi xanh mướt bóng cây… Ông Tư sinh năm 1952. Năm 1970 theo tiếng gọi của tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và chiến đấu anh dũng cùng với đồng đội tại vùng Đồng Tháp Mười. Khi xông pha trên chiến trường, cũng như những người chiến sĩ khác, ông từng hứng chịu rất nhiều vết thương do bom đạn. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, ông xuất ngũ với tỉ lệ thương tật được xác định là 26%. Trở về quê hương, ông tham gia công tác tại Lâm trường Lộc Bình. Đến năm 1993, ông nghỉ hưu và tập trung thời gian phát triển kinh tế gia đình. Ông Tư tâm sự, năm 1990 vợ chồng ông là người đầu tiên đến khai phá, sinh sống tại thôn Bản Dị xã Hữu Khánh. Từ đó đến nay, ông đã xây dựng được một mô hình kinh tế vườn rừng khá lý tưởng với gần 7 ha rừng (chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như: thông, bạch đàn…); một vườn cây ăn quả bội thu. Ngoài ra ông còn đào ao thả cá, làm chuồng trại để chăn nuôi lợn thịt, lợn giống, gà… Năm 2009, ông vừa cho lắp đặt một bình Biogas để giải quyết vấn đề môi trường và tận dụng nhiên liệu sinh hoạt. Bình quân, mỗi năm gia đình ông thu được trên 120 triệu đồng cùng với lương hưu và trợ cấp thương binh hàng tháng đủ để chi tiêu và nuôi 4 đứa con ăn học, trưởng thành. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, gia đình ông có cuộc sống khá giả, đầy đủ tiện nghi.

Ngọc Hiếu