Thứ năm,  19/09/2024

Ông Chính mạnh dạn chuyển đổi hướng đi mới

LSO-Nhắc tới ông Nguyễn Khắc Chính, đa số người dân ở thôn Ao Đẫu, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng đều biết đến, bởi ông không chỉ là người nông dân cần mẫn, chịu thương chịu khó, mà ông còn luôn nhạy bén với cái mới, tích cực học hỏi, năng động trong cơ chế thị trường, nhất là trong việc chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thời gian gần đây người dân trong xã lại thấy ông xây dựng chuồng để nuôi và nhân giống tắc kè. Khu chuồng nuôi của ông Chính được xây dựng trên diện tích 400m2 đổ cột bê tông cao khoảng 5m, xung quanh rào bằng lưới sắt, ở giữa có một khung giàn sắt nhỏ hơn và chia làm 2 tầng. Tầng trên được để những phên gỗ, đây là nơi trú ẩn lý tưởng cho tắc kè, ngoài ra bên trong khu chuồng nuôi ông còn bầy trí và thiết kế nhiều chỗ để cây cảnh và có những ống tre có hốc để tắc kè lựa chọn nơi trú ngụ. Ông Chính cho biết, tắc kè vừa có tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế...

LSO-Nhắc tới ông Nguyễn Khắc Chính, đa số người dân ở thôn Ao Đẫu, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng đều biết đến, bởi ông không chỉ là người nông dân cần mẫn, chịu thương chịu khó, mà ông còn luôn nhạy bén với cái mới, tích cực học hỏi, năng động trong cơ chế thị trường, nhất là trong việc chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thời gian gần đây người dân trong xã lại thấy ông xây dựng chuồng để nuôi và nhân giống tắc kè.
Khu chuồng nuôi của ông Chính được xây dựng trên diện tích 400m2 đổ cột bê tông cao khoảng 5m, xung quanh rào bằng lưới sắt, ở giữa có một khung giàn sắt nhỏ hơn và chia làm 2 tầng. Tầng trên được để những phên gỗ, đây là nơi trú ẩn lý tưởng cho tắc kè, ngoài ra bên trong khu chuồng nuôi ông còn bầy trí và thiết kế nhiều chỗ để cây cảnh và có những ống tre có hốc để tắc kè lựa chọn nơi trú ngụ. Ông Chính cho biết, tắc kè vừa có tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình vừa là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn một loại động vật hoang dã đang dần bị cạn kiệt, vì vậy ông đã có ý tưởng nuôi từ lâu. Tuy nhiên do chưa có kinh phí nên đến tháng 4/2010, ông Chính mới bắt tay vào triển khai. Hiện ông đang nuôi khoảng 150 con tắc kè hoa. Nguồn giống tắc kè được ông Chính thu mua của những hộ gia đình bắt được mang về bán. Mặc dù mới nuôi thử được vài tháng song đàn tắc kè của gia đình phát triển tốt, một số con đã đẻ trứng, gia đình đã có thêm một lứa tắc kè non khoảng trên 50 con. Ông chính cho biết, với quy mô chuồng của gia đình ông có thể nuôi tới 20.000 con. Vấn đề khó khăn nhất của gia đình ông Chính trong việc nuôi tắc kè hiện nay là nguồn thức ăn, bởi tắc kè chỉ ăn những loại côn trùng còn sống. Với 150 con tắc kè như hiện nay, một ngày chúng ăn hết khoảng 1 kg thức ăn thì nguồn thức ăn ngay tại gia đình không đủ, thường ông phải đi bắt cào cào, châu chấu, hoặc gián… để làm thức ăn cho chúng. Ông Chính tâm sự: Thời gian tới, khi tắc kè đã có hiệu quả và sinh sản nhiều hơn, ông sẽ xây dựng chuồng nuôi thêm dế và nuôi tằm để có thể cung cấp đủ nguồn thức ăn cho tắc kè.

Ông Chính cho biết thêm, hiện nay gia đình ông cũng đã hoàn tất các giấy tờ, thủ tục để xin cấp giấy phép chăn nuôi tắc kè, kết quả còn phải đợi thẩm tra của các cấp và ngành chức năng. Mọi việc mới chỉ là ở giai đoạn bắt đầu, song với những dự định, sự mạnh dạn và niềm tin của mình, tin rằng mô hình nuôi tắc kè của ông Chính sẽ ngày càng có hiệu quả.

Hoàng Anh - Hoàng Hồng