Thứ sáu,  20/09/2024

Bác Sửu làm kinh tế giỏi

LSO-Bác Hoàng Văn Sửu ở thôn Lạng Giai, xã Nhân Lý, là hội viên người Hội Người cao tuổi (NCT), hội viên Hội CCB, Chủ tịch Hội Đông y xã. Năm nay bác Sửu đã 75 tuổi, nhưng vẫn say mê làm giàu bằng đôi bàn tay và trí óc, sự năng động của bản thân. Gia đình bác Hoàng Văn Sửu, trước đây cũng có hoàn cảnh khó khăn, do đông con, bố mẹ già yếu, ruộng, nương ít nên hằng năm thường thiếu ăn từ 2 – 3 tháng/năm. Năm 1996 Nhà nước có chính sách giao đất đồi rừng cho hộ gia đình có điều kiện làm trang trại, phát triển kinh tế. Được gia đình ủng hộ, bác đã nhận 10 héc ta đồi rừng để quản lý, chăm sóc và phát triển rừng. Ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, nhưng bác không quản ngại.Với phương châm lấy ngắn, nuôi dài, hằng ngày hai vợ chồng bác vào rừng “Bới đất, nhặt cỏ”, phát dọn thực bì, trồng cây lấy gỗ, chăm sóc cây rừng, trồng cây ăn quả, trồng sắn, ngô, nuôi gà, vịt, trâu, bò. Sẵn biết nghề...

LSO-Bác Hoàng Văn Sửu ở thôn Lạng Giai, xã Nhân Lý, là hội viên người Hội Người cao tuổi (NCT), hội viên Hội CCB, Chủ tịch Hội Đông y xã. Năm nay bác Sửu đã 75 tuổi, nhưng vẫn say mê làm giàu bằng đôi bàn tay và trí óc, sự năng động của bản thân. Gia đình bác Hoàng Văn Sửu, trước đây cũng có hoàn cảnh khó khăn, do đông con, bố mẹ già yếu, ruộng, nương ít nên hằng năm thường thiếu ăn từ 2 – 3 tháng/năm.

Năm 1996 Nhà nước có chính sách giao đất đồi rừng cho hộ gia đình có điều kiện làm trang trại, phát triển kinh tế. Được gia đình ủng hộ, bác đã nhận 10 héc ta đồi rừng để quản lý, chăm sóc và phát triển rừng. Ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, nhưng bác không quản ngại.Với phương châm lấy ngắn, nuôi dài, hằng ngày hai vợ chồng bác vào rừng “Bới đất, nhặt cỏ”, phát dọn thực bì, trồng cây lấy gỗ, chăm sóc cây rừng, trồng cây ăn quả, trồng sắn, ngô, nuôi gà, vịt, trâu, bò. Sẵn biết nghề thuốc nam gia truyền, nên trong khi quản lý, phát triển rừng, thấy những cây thuốc quý, bác giữ gìn, chăm sóc cho cây phát triển. Đến thời kỳ thu hoạch, bác thu hái về chế biến, để chữa trị cho người bệnh. Kết hợp trồng rừng với hành nghề thuốc nam, thu nhập của gia đình cũng được tăng lên khá, khó khăn được đẩy lùi. Từ mô hình kinh tế đồi rừng và việc làm hàng ngày của bác Hoàng Văn Sửu, mỗi năm cho thu nhập, trừ chi phí còn dư từ 60 – 70 triệu đồng. Với việc làm và kết quả đạt được, nhiều năm trở lại đây gia đình bác luôn được bình xét là gia đình văn hoá. Bác được công nhận là người cao tuổi làm kinh tế giỏi, được các cấp chính quyền tặng nhiều giấy khen. UBND tỉnh tặng Bằng khen gia đình điển hình làm kinh tế giỏi năm 2009.

Thanh Đàn