Thứ sáu,  20/09/2024

Một phó hiệu trưởng tâm huyết với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

LSO-Thầy giáo Hà Văn Thắng, Phó hiệu trưởng phụ trách nội dung Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có trên 30 năm gắn bó với nghề giáo dục, đào tạo; sinh ra và lớn lên ở tỉnh miền xuôi nhưng thầy công tác, gắn bó gần trọn đời mình với công tác giáo dục, đào tạo ở miền núi, biên giới.Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3 Việt Bắc (nay là Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên), anh lên nhận công tác tại Trường cấp III huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1979 anh vinh dự được kết nạp Đảng, sau đó tổ chức điều động anh về công tác tạị Phòng Giáo dục, đào tạo huyện Bảo Lạc; liên tục các năm từ 1982 đến năm 1984 anh được bổ nhiệm là Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Bảo Lạc, Bí thư Chi bộ Phòng và Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Lạc; Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bảo Lạc, khoá 1984 - 1986. Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ năm 1986-1990 anh được tham gia học...

LSO-Thầy giáo Hà Văn Thắng, Phó hiệu trưởng phụ trách nội dung Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có trên 30 năm gắn bó với nghề giáo dục, đào tạo; sinh ra và lớn lên ở tỉnh miền xuôi nhưng thầy công tác, gắn bó gần trọn đời mình với công tác giáo dục, đào tạo ở miền núi, biên giới.
Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3 Việt Bắc (nay là Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên), anh lên nhận công tác tại Trường cấp III huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1979 anh vinh dự được kết nạp Đảng, sau đó tổ chức điều động anh về công tác tạị Phòng Giáo dục, đào tạo huyện Bảo Lạc; liên tục các năm từ 1982 đến năm 1984 anh được bổ nhiệm là Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Bảo Lạc, Bí thư Chi bộ Phòng và Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Lạc; Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bảo Lạc, khoá 1984 – 1986. Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ năm 1986-1990 anh được tham gia học cử nhân triết học tại Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Sau 5 năm học tập rèn luyện khi tốt nghiệp với kết quả đạt loại giỏi anh đến nhận công tác tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. Từ đây anh trực tiếp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mà chủ yếu là cán bộ công chức cấp cơ sở. Năm 1998 để hợp thức hoá gia đình anh đến công tác tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ. Năm 2004 anh được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, phụ trách nội dung. Trên cương vị mới, với kinh nghiệm trong công tác quản lý ngành giáo dục và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc anh luôn cùng tập thể Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch các lớp học sát với tình hình thực tế của nhà trường của địa phương; chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế đạt kết quả cao. Tổ chức giao ban hàng tuần, tháng giữa các khoa, phòng chuyên môn; chỉ đạo biên tập tài liệu, giáo trình giảng dạy các loại hình đào tạo như trung cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị – hành chính; lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cấp cơ sở đảm bảo yêu cầu, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch; tổ chức phát động thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt”; phong trào xây dựng nhà trường xanh, sạch đẹp… .
Là một đồng nghiệp là đàn em, chúng tôi nhận thấy dù ở cương vị nào, vị trí công tác nào anh cũng đều tận tâm, tận lực với công việc; không ngừng nghiên cứu, học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, trau dồi đạo đức, lối sống; quan tâm giúp đỡ đồng chí đồng nghiệp. Trong công tác chỉ đạo, quản lý chuyên môn, anh đã có nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng trong giảng dạy như: Quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng giảng dạy toàn diện; đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động nghiên cứu thực tế có chất lượng; đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy tích cực. Gần gũi trao đổi với học viên nhằm hiểu tâm tư nguyện vọng để có những biện pháp thống nhất trong quản lý lớp học đạt hiệu quả. Mặc dù bận rộn với công việc như vậy, nhưng khi trở về với mái ấm gia đình anh là người chồng, người cha, người ông, mẫu mực, chăm lo dạy bảo con cháu, tham gia cùng khối phố xây dựng khu dân cư tiên tiến văn hoá.
Với những việc làm thiết thực, đóng góp cho ngành giáo dục đào tạo, bồi dưỡng học sinh, cán bộ, công chức – nghề trồng người trong suốt quá trình công tác, anh được các cấp, ngành tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: nhiều bằng khen của UBND tỉnh; bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; kỷ niệm chương vì sự tiến bộ phụ nữ; kỷ niệm chương công tác tuyên huấn; kỷ niệm chương công tác kiểm tra. Vinh dự nhất đối với anh là đợt ngày 7 tháng 11 năm 2010 được trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Có thể nói thầy chính là tấm gương sáng cho thế cán bộ, giảng viên, học viên học tập, noi theo.

Lăng Văn Thăng