Thứ năm,  19/09/2024

Làm giàu từ vườn rừng

LSO-Ở tuổi 60 nhưng bà Chu Thuý Sung ở thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, vẫn còn say mê lao động. Bà là một tấm gương phụ nữ đi đầu trong phát triển mô hình kinh vườn rừng, hằng năm có mức thu nhập trên 100 triệu đồng. Bà Chu Thúy Sung đang chăm sóc cây dẻ Trùng KhánhTrước đây công tác ở Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc Lạng Sơn, năm 1994 được nghỉ hưu về địa phương, nhưng với tính cần cù chịu khó trong lao động bà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư 80 triệu đồng mua cây con giống và thuê nhân công lao động cải tạo vùng đất bỏ hoang trở thành một khu vườn rừng trồng cây ăn quả tổng hợp, đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Hiện nay gia đình bà có 11,3 ha vườn rừng, trong đó 4,5 ha trồng cây thông đang cho khai thác lấy nhựa, 6,8 ha diện tích đất còn lại bà trồng 4.900 cây ăn quả các loại: vải thiều, hồng Bảo Lâm, trám trắng, cam, quýt và 1.000 cây bầu gió (cây trầm hương). Trong...

LSO-Ở tuổi 60 nhưng bà Chu Thuý Sung ở thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, vẫn còn say mê lao động. Bà là một tấm gương phụ nữ đi đầu trong phát triển mô hình kinh vườn rừng, hằng năm có mức thu nhập trên 100 triệu đồng.
Bà Chu Thúy Sung đang chăm sóc cây dẻ Trùng Khánh
Trước đây công tác ở Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc Lạng Sơn, năm 1994 được nghỉ hưu về địa phương, nhưng với tính cần cù chịu khó trong lao động bà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư 80 triệu đồng mua cây con giống và thuê nhân công lao động cải tạo vùng đất bỏ hoang trở thành một khu vườn rừng trồng cây ăn quả tổng hợp, đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Hiện nay gia đình bà có 11,3 ha vườn rừng, trong đó 4,5 ha trồng cây thông đang cho khai thác lấy nhựa, 6,8 ha diện tích đất còn lại bà trồng 4.900 cây ăn quả các loại: vải thiều, hồng Bảo Lâm, trám trắng, cam, quýt và 1.000 cây bầu gió (cây trầm hương). Trong đó cây dẻ Trùng Khánh và cây vải thiều muộn không hạt chiếm số lượng lớn, đã cho thu hoạch, đây là hai loại cây trồng rất phù hợp với vùng đất và cho năng suất cao. Cùng việc phát triển mô hình vườn rừng tổng hợp gia đình bà Sung còn đầu tư chăn nuôi gia cầm, nuôi ong lấy mật, mỗi năm tổng cộng cho thu nhập trên dưới 150 triệu đồng. Để có được kết quả như ngày hôm nay, bà Sung cũng đã mất nhiều thời gian để thử nghiệm các loại cây trồng cho phù hợp. Bởi theo bà, các loại cây trồng không chỉ biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc là đủ, mà còn đòi hỏi phải phù hợp với đất đai thổ nhưỡng mới đem lại hiệu quả kinh tế. Theo kinh nghiệm của bà Sung làm kinh tế vườn rừng không được nóng vội, phải kiên trì, chịu khó quan sát sự phát triển của các loại cây, ví dụ như: cây dẻ Trùng Khánh phải thường xuyên theo dõi tỉa mầm dại; còn đối với cây vải thiều phải chú ý tỉa cành nấm nhung và phòng trừ sâu bệnh khi trổ hoa đậu quả. Sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh và vải thiều muộn không hạt của vườn bà Sung có vị thơm ngon, được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng, nên đến mùa thu hoạch khách hàng vào tận vườn đặt mua.
Với sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, mô hình vườn rừng cây ăn quả tổng hợp của bà Chu Thuý Sung đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Sung còn tích cực tham gia phong trào phụ nữ ở cơ sở tuyên truyền vận động và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con hàng xóm cùng mở hướng làm giàu.

Thế Bảo