Thứ năm,  19/09/2024

Gương làm kinh tế giỏi

LSO-Đến thôn Bàng Trên, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng hỏi ông Lương Văn Xiên (55 tuổi) thì ai cũng biết. Bởi ông là một tấm gương sáng của địa phương để mọi người học tập và làm theo trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống no ấm.Phát triển mô hình kinh tế đồi rừng ở xã Quảng Lạc, T.p Lạng Sơn - Ảnh: Khánh LyTrò chuyện với ông Lương Văn Xiên, được biết, năm 20 tuổi ông lên đường nhập ngũ, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Đến cuối năm 1980 ông xuất ngũ. Trở về quê hương, ông luôn nung nấu ý định làm một việc gì đó thật sự có ý nghĩa nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Được bố mẹ để lại cho phần đất đồi khá rộng. Năm 1991 ông bắt tay vào làm kinh tế đồi rừng. Được bạn bè giới thiệu, ông xuống Bắc Giang lấy giống vải thiều về trồng. Ban đầu, ông trồng 20 cây. Do cần cù chăm sóc cây phát triển tốt và cho thu hoạch khá. Nhận thấy có hiệu quả,...

LSO-Đến thôn Bàng Trên, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng hỏi ông Lương Văn Xiên (55 tuổi) thì ai cũng biết. Bởi ông là một tấm gương sáng của địa phương để mọi người học tập và làm theo trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống no ấm.
Phát triển mô hình kinh tế đồi rừng ở xã Quảng Lạc, T.p Lạng Sơn – Ảnh: Khánh Ly
Trò chuyện với ông Lương Văn Xiên, được biết, năm 20 tuổi ông lên đường nhập ngũ, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Đến cuối năm 1980 ông xuất ngũ. Trở về quê hương, ông luôn nung nấu ý định làm một việc gì đó thật sự có ý nghĩa nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Được bố mẹ để lại cho phần đất đồi khá rộng. Năm 1991 ông bắt tay vào làm kinh tế đồi rừng. Được bạn bè giới thiệu, ông xuống Bắc Giang lấy giống vải thiều về trồng. Ban đầu, ông trồng 20 cây. Do cần cù chăm sóc cây phát triển tốt và cho thu hoạch khá. Nhận thấy có hiệu quả, ông đã nhân số lượng vải lên bằng cách chiết cành mở rộng đồi vải thêm 400 cây. Thế rồi phong trào trồng vải phát triển rộng rãi, ông nhận thấy, vải không còn là cây mũi nhọn trong việc phát triển làm giàu cho gia đình nên năm 1994, ông vay vốn ngân hàng chuyển hướng đầu tư vào chăn nuôi. Với số tiền tích góp và vay được, ông đã mua 7 con bò giống, 500 con gà, vịt đẻ trứng và đào đắp 2 sào ao thả cá. Cùng với đó, gia đình ông đã nhận khoanh nuôi và trồng 2ha rừng kinh tế chủ yếu là bạch đàn, keo. Khi bò sinh sản ông không bán mà để lại nuôi, số bò tăng lên đến 20 con. Không dừng lại ở những kết quả đã làm được, ông Xiên vẫn luôn trăn trở tìm cách để nâng cao thu nhập cho gia đình, ông đi nhiều nơi học hỏi cách làm kinh tế. Tình cờ ông thấy trên ti vi hướng dẫn cách nuôi dê và ông nhận thấy vùng đất địa phương phù hợp với nuôi dê trên núi đá. Tìm ra hướng đi mới, năm 2007, từ số tiền tích góp được, ông mua 13 con giống đem về thả ngay trên đồi núi phía sau nhà. Từ 13 con dê ban đầu, đến nay đàn dê của ông phát triển lên gần 50 con, chưa kể hàng năm ông bán đi vài tạ dê thịt. Từ thu nhập bình quân vài triệu đồng nay gia đình ông đã thu vài chục triệu đồng/năm. 2ha rừng keo, bạch đàn cũng sắp được khai thác. Ông Xiên cho biết: “từ khi tập trung làm kinh tế, gia đình đã có điều kiện hơn, các con, các cháu được ăn học đến nơi đến chốn. Sắp tới ông sẽ gây thêm đàn dê, mở rộng chăn nuôi vườn rừng, xây đắp ao cá có quy mô hơn. Bên cạnh những thuận lợi là vậy. Song ông cũng gặp không ít khó khăn như còn thiếu kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt. Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, ông Xiên còn tích cực tham gia vào hoạt động xã hội tại thôn, xã. Với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, ông luôn có tinh thần giúp đỡ bà con trong thôn lúc gặp khó khăn và sẵn sàng truyền đạt những kinh nghiệm làm ăn của mình cho mọi người.

Với hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế gia đình, ông Xiên được huyện chọn làm mô hình điểm về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Mạc Nhật Ánh