Thứ năm,  19/09/2024

Người phụ nữ nỗ lực vươn lên thoát nghèo

LSO- Với nước da dám nắng, dáng người nhanh nhẹn, trông chị Trần Thị Say chững chạc hơn so với cái tuổi ngoài bốn mươi. Người phụ nữ quê ở huyện Hữu Lũng này là một trong số không nhiều phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, con đường làm kinh tế của chị đã trải qua không ít gian nan, mà nếu thiếu lòng kiên trì, quyết tâm, chắc hẳn gia đình chị đã không có được thành công như hôm nay. Chị Trần Thị Say, thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà, huyện Hữu LũngChị Trần Thị Say, sinh ra và lớn lên ở thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng. Năm 1992, chị lập gia đình và về sinh sống ở xã Vân An, huyện Chi Lăng. Khi mới lập gia đình, cả hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định, ruộng đất canh tác ít nên cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã Vân An. Chị Say tâm sự: “năm 1993, tôi sinh con gái đầu lòng, lúc ấy...

LSO- Với nước da dám nắng, dáng người nhanh nhẹn, trông chị Trần Thị Say chững chạc hơn so với cái tuổi ngoài bốn mươi. Người phụ nữ quê ở huyện Hữu Lũng này là một trong số không nhiều phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, con đường làm kinh tế của chị đã trải qua không ít gian nan, mà nếu thiếu lòng kiên trì, quyết tâm, chắc hẳn gia đình chị đã không có được thành công như hôm nay.




Chị Trần Thị Say, thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng


Chị Trần Thị Say, sinh ra và lớn lên ở thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng. Năm 1992, chị lập gia đình và về sinh sống ở xã Vân An, huyện Chi Lăng. Khi mới lập gia đình, cả hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định, ruộng đất canh tác ít nên cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã Vân An. Chị Say tâm sự: “năm 1993, tôi sinh con gái đầu lòng, lúc ấy khó khăn lại càng thêm chồng chất, vì thế nên vợ chồng tôi đã quyết định chuyển về quê ngoại ở thôn Nhị Hà để lập nghiệp. Khi mới chuyển về, chúng tôi ở nhờ nhà ông bà ngoại và đi xúc cát thuê, thu nhập cũng chỉ đủ cho gia đình sống đạm bạc qua ngày”. Đang trong lúc khó khăn, vợ chồng chị chưa tìm ra hướng thoát nghèo thì năm 1995 nhờ có sự quan tâm của chi hội phụ nữ thôn Nhị Hà đứng ra tín chấp cho vay 3 triệu đồng từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hữu Lũng, chị đầu tư chăn nuội lợn, gà, vịt. Sau hơn một năm, chị đã dành được một số tiền và vay thêm anh em họ hàng mua được mảnh vườn rộng 2.500 m2 để xây dựng căn nhà ở riêng và tiếp tục đầu tư chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, trồng thêm một số cây ăn quả như nhãn, xoài… Nhờ sự cần cù lao động, chịu khó học hỏi kinh nghiệm làm ăn của các gia đình khác nên mô hình kinh tế gia đình chị đã đem lại kết quả tốt, giúp chị thoát khỏi cảnh đói nghèo và vươn lên ổn định cuộc sống. Khi trang trải hết nợ nần và có vốn để xoay vòng, chị bàn bạc với chồng con đầu tư xây dựng thêm 14 gian chuồng trại để chăn nuôi, duy trì nuôi từ 12- 14 con lợn nái và từ 30- 40 con lợn thịt. Cũng nhờ biết cách áp dụng tiến bộ khoa học trong chăn nuôi và cách phòng dịch bệnh thường xuyên nên đàn lợn nhà chị lớn nhanh, mỗi năm xuất chuồng từ 1,2-1,5 tấn lợn giống và 6-7 tấn lợn thịt, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ chỗ chăn nuôi có lãi, gia đình chị tiếp tục tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, do nắm bắt được nhu cầu về xây dựng ngày càng nhiều, năm 2009 gia đình chị đã mạnh dạn mua một máy sản xuất gạch ba banh, trung bình mỗi tháng sản xuất và tiêu thụ được từ 2- 3 vạn viên gạch, cho thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, từ nguồn vốn của gia đình, năm 2010 chị tiếp tục đầu tư mua mảnh đất cạnh Quốc lộ 1A để đầu tư kinh doanh dịch vụ và mua thêm một máy sản xuất gạch ba banh nữa để sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình chị trừ các chi phí ra còn thu lãi trên 150 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động có mức thu nhập ổn định từ 1,5- 2 triệu đồng/người/ tháng.
Có thể nói, từ lúc khó khăn túng thiếu, vợ chồng chị Say đã nỗ lực phấn đấu không ngại khó, ngại khổ, tích cực lao động sản xuất, không ngừng học hỏi kinh nghiệm cho đến nay đã xây dựng được mô hình kinh tế dịch vụ khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng tương đối quy mô, mang lại thu nhập ổn định và vươn lên trở thành hộ khá của xã, của huyện. Hiện nay, gia đình chị đã xây dựng được căn nhà 3 tầng, tổng diện tích sử dụng trên 300 m2, mua sắm đầy đủ tiện nghi có giá trị phục vụ cho sinh hoạt. Các con của chị đều ngoan ngoãn học giỏi, gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc, hàng năm luôn đạt danh hiệu “ gia đình văn hóa”. Nói về chị Trần Thị Say, bà Triệu Thị Nguyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hữu Lũng cho biết: không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Say còn sẵn sàng chia sẻ cây, con giống và kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em phụ nữ nghèo trong xã. Nhờ vậy mà có khá đông hội viên, phụ nữ được giúp đỡ vươn lên ổn định cuộc sống.


Hồ Xuân Hương