Thứ năm,  19/09/2024

Lương y Phạm Văn Khang, người bác sĩ tài hoa

Là học trò của vị giáo sư y học cổ truyền tài ba Nguyễn Tài Thu, bác sĩ Phạm Văn Khang đã có những năm tháng dài theo học và làm việc tại thủ đô Hà Nội với người thầy của mình tại Hội y học cổ truyền Việt Nam. Trở về quê hương Lạng Sơn, với đam mê, mong muốn được mang kiến thức y học của mình điều trị cho nhân dân, bác sĩ Khang đã mở một cơ sở điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại nhà mình số 62, đường Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn. Bệnh nhân đến nhà anh điều trị mỗi người một bệnh, vậy mà đối với bác sỹ Khang cùng những cây kim thần kỳ nhỏ bé và kiến thức sâu rộng về châm cứu đã cứu chữa rất nhiều bệnh nhân mà không dùng đến thuốc tây như bệnh viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), tai biến mạch máu não…Ngoài trực tiếp điều trị bệnh, anh còn giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người đam mê và theo học y học cổ truyền. Đối với bác sỹ Khang, y đức luôn được anh đặt lên hàng đầu, việc cứu chữa người bệnh là một trách nhiệm cao cả luôn được anh nghiên cứu và làm việc hết mình đối với mỗi người bệnh. Là một bác sĩ, nhưng ngoài giờ làm việc, bác sĩ Khang lại là một nghệ sĩ ghita, một “ca sĩ” của công chúng, anh mang tiếng đàn, tiếng hát của mình có thể ở bất cứ nơi đâu, trong những đơn vị quân đội hay những quán cà phê ấm áp, những buổi khai trương của một đơn vị kinh doanh… Dường như ở đâu anh cũng cống hiến hết mình cho công chúng những tài hoa của mình. Bác sĩ Phạm Văn Khang quan niệm: con người ai cũng có bệnh lý, người bị bệnh gì thì cũng trị được bệnh chính bằng “tâm” của mình.

LSO-Một chiều đầu mùa đông năm 2011, chúng tôi có dịp đến thăm nhà một bác sĩ tại số 62, đường Lê Hồng Phong, thành phố Lạng Sơn. Tại đây có rất nhiều người già, trẻ, nam nữ đủ cả, hỏi ra mới hay là họ đến điều trị bệnh. Người trực tiếp điều trị bệnh cho mọi người là bác sĩ đông y Phạm Văn Khang.
Là học trò của vị giáo sư y học cổ truyền tài ba Nguyễn Tài Thu, bác sĩ Phạm Văn Khang đã có những năm tháng dài theo học và làm việc tại thủ đô Hà Nội với người thầy của mình tại Hội y học cổ truyền Việt Nam. Trở về quê hương Lạng Sơn, với đam mê, mong muốn được mang kiến thức y học của mình điều trị cho nhân dân, bác sĩ Khang đã mở một cơ sở điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại nhà mình số 62, đường Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn. Bệnh nhân đến nhà anh điều trị mỗi người một bệnh, vậy mà đối với bác sỹ Khang cùng những cây kim thần kỳ nhỏ bé và kiến thức sâu rộng về châm cứu đã cứu chữa rất nhiều bệnh nhân mà không dùng đến thuốc tây như bệnh viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), tai biến mạch máu não…Ngoài trực tiếp điều trị bệnh, anh còn giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người đam mê và theo học y học cổ truyền. Đối với bác sỹ Khang, y đức luôn được anh đặt lên hàng đầu, việc cứu chữa người bệnh là một trách nhiệm cao cả luôn được anh nghiên cứu và làm việc hết mình đối với mỗi người bệnh. Là một bác sĩ, nhưng ngoài giờ làm việc, bác sĩ Khang lại là một nghệ sĩ ghita, một “ca sĩ” của công chúng, anh mang tiếng đàn, tiếng hát của mình có thể ở bất cứ nơi đâu, trong những đơn vị quân đội hay những quán cà phê ấm áp, những buổi khai trương của một đơn vị kinh doanh… Dường như ở đâu anh cũng cống hiến hết mình cho công chúng những tài hoa của mình. Bác sĩ Phạm Văn Khang quan niệm: con người ai cũng có bệnh lý, người bị bệnh gì thì cũng trị được bệnh chính bằng “tâm” của mình.

Đức Hoài