Thứ hai,  08/07/2024

Quản trị mạng: Nghề không dành cho phái nữ

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm nhưng với những ưu điểm về thu nhập, nhu cầu thị trường lao động và được làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, nghề quản trị mạng đã nhanh chóng có sức hút lớn đối với giới trẻ năng động thời nay. Tuy nhiên, nghề này dường như không dành cho phái nữ.Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, người quản trị mạng nếu chỉ học các kiến thức tại trường ĐH thì không đủ để làm các công việc mà đòi hỏi rất sự tự học từ bên ngoài, những người đi trước rất nhiều. Và đó cũng là yếu tố cần thiết của một quản trị mạng thật thụ.Quản trị mạng làm gì?Quản trị mạng theo cách hiểu nôm na của “dân” Công nghệ Thông tin là những người làm công việc thiết kế hệ thống bảo mật, “giữ nhà” sao cho không bị những kẻ phá hoại, gián điệp kinh tế ăn cắp dữ liệu của đơn vị.Còn theo anh Hồ Phương Nam (Phòng Tin học, VNPT Phú Yên) thì công việc của các chuyên viên quản trị mạng...

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm nhưng với những ưu điểm về thu nhập, nhu cầu thị trường lao động và được làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, nghề quản trị mạng đã nhanh chóng có sức hút lớn đối với giới trẻ năng động thời nay. Tuy nhiên, nghề này dường như không dành cho phái nữ.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, người quản trị mạng nếu chỉ học các kiến thức tại trường ĐH thì không đủ để làm các công việc mà đòi hỏi rất sự tự học từ bên ngoài, những người đi trước rất nhiều. Và đó cũng là yếu tố cần thiết của một quản trị mạng thật thụ.

Quản trị mạng làm gì?

Quản trị mạng theo cách hiểu nôm na của “dân” Công nghệ Thông tin là những người làm công việc thiết kế hệ thống bảo mật, “giữ nhà” sao cho không bị những kẻ phá hoại, gián điệp kinh tế ăn cắp dữ liệu của đơn vị.

Còn theo anh Hồ Phương Nam (Phòng Tin học, VNPT Phú Yên) thì công việc của các chuyên viên quản trị mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng LAN và hệ thống đường truyền Internet, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt. Ngoài ra, quản trị mạng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.

Định nghĩa là vậy nhưng để trở thành một quản trị mạng giỏi, phòng tránh được tất cả các rủi ro nghề nghiệp có thể xảy đến bất cứ lúc nào thì người quản trị mạng phải lên kế hoạch nhằm tạo độ an toàn cao để ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Ngoài ra, nếu gặp sự cố về mạng phải kịp thời khắc phục ngay bất kể ngày hay đêm, hạn chế đến mức thấp nhất các thông tin để không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Để làm được điều đó, quản trị mạng phải làm các công việc thiết kế duy trì hệ thống tường lửa, nhận dạng sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai giám sát hệ thống nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài.

Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì, phát huy tác dụng của mạng trong công việc quản lý của doanh nghiệp như duy trì hoạt động thông suốt của mạng, phải theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị.

Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

Nghề không dành cho phái nữ

Vì một số đặc điểm riêng biệt của nghề, hầu như nhân viên quản trị mạng chỉ là nam giới. Trong khi nghề lập trình viên đã mở rộng đối với nữ giới thì đối với nghề quản trị mạng, ngay thông báo tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp cũng hầu như chỉ “khoanh vùng” trong khu vực “mày râu”.

Theo các chuyên gia thì kiến thức học tại trường luôn luôn cũ so với thực tế và càng không thể ngang sức với các hacker (tin tặc) mỗi ngày một gian xảo, thông minh. Do đó, việc cập nhật kiến thức thường xuyên liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề. Ngoài việc học tại các trường, các trung tâm đào tạo, những người mê nghề này còn có thể tự học với rất nhiều sách vở chuyên ngành hay học qua trao đổi trên các trang web của giới quản trị mạng.

Cũng như các nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin, nghề quản trị mạng đòi hỏi khả năng tư duy logic. Nếu không có khả năng suy luận logic, người làm nghề sẽ vất vả, chật vật hơn khi giải quyết các đoạn mã nguồn của chương trình bảo mật, chương trình của hacker.

Nghề này cũng yêu cầu sự kiên nhẫn, mỗi khi mạng máy tính của công ty xảy ra sự cố thì người quản trị mạng phải giải quyết ngay lập tức. Có rất nhiều sự cố mất khá nhiều thời gian, thậm chí đối với các công ty như bảo hiểm, ngân hàng hay các tòa soạn báo điện tử thì người làm quản trị mạng phải làm cả ngày lẫn đêm, có khi làm cả tháng mới hoàn thành lỗi của chương trình.

Công nghệ Thông tin luôn cải tiến liên tục, trong khi đó các chiêu thức của hacker ngày càng tinh vi hơn nên việc tự học để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là vấn đề sống còn của các quản trị mạng. Bởi vậy, nếu muốn học hỏi kinh nghiệm thì người quản trị mạng cũng cần học nhiều kiến thức về tiếng Anh để có thể dịch được tài liệu nước ngoài, đọc được các đoạn mã nguồn của các chương trình.


Nghề doanh nghiệp nào cũng cần

Thương mại điện tử ngày một phát triển, nhiều dịch thanh toán trực tuyến, mua hàng hóa qua mạng không còn xa lạ. Để bảo mật thông tin cho khách hàng, đơn vị thì các doanh nghiệp này rất cần đến quản trị mạng và đó cũng là cơ hội của cho không ít các quản trị mạng tương lai.

Theo thống kê của một trang việc làm trực tuyến, một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm.

Trong khi đó, ở các doanh nghiệp vừa thì cũng cần khoảng 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.

Không chỉ ưu ái về việc làm mà thu nhập của nhân viên quản trị mạng cũng hoàn toàn tương xứng với công sức, với nhân viên “thử việc” lương khởi điểm cũng đã từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần.

Trong khi đó, nếu được làm việc tại các công ty nước ngoài, một nhân viên quản trị mạng có vài năm kinh nghiệm với số lương trên 1.000 USD/tháng cũng là chuyện bình thường.

Học quản trị mạng ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ có mở chuyên ngành quản trị mạng, thường nằm chung với nhóm ngành Công nghệ thông tin. Điểm chuẩn của ngành này cũng không quá cao, thường khoảng từ 17 điểm đến 21 điểm. Cụ thể, một số trường và điểm chuẩn năm 2009 như:

– ĐH Bách Khoa TP.HCM (21.5 điểm)

– ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM (18 điểm)

– ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM) (17 điểm)

– ĐH Bách khoa Hà Nội (21 điểm)

– ĐH Bách khoa Đà Nẵng (17.5 điểm)

Theo VnMedia