Thứ sáu,  05/07/2024
Kiểm định chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Kiểm định chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non. Ban đầu, sẽ được thực hiện với những trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia.Theo Thứ trưởng Hiển, thông tư Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non được xây dựng theo hướng: một bộ tiêu chuẩn đánh giá có thể dùng chung cho kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường chuẩn quốc gia, thanh tra toàn diện và công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực.Theo quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT, để đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, các trường phải đảm bảo diện tích phòng sinh hoạt chung trung bình 1,5-1,8m2/trẻ, phòng ngủ 1,2-1,5m2/trẻ, hiên chơi trung bình 0,5-0,7m2/trẻ, phòng y tế trường diện tích tối thiểu 10m2.Ít nhất 85% trẻ đạt sức khỏe kênh A, 100% GV đạt chuẩn, trong đó ít nhất 20% trên chuẩn về trình độ đào tạo, trường phải có biện pháp nâng cao đời sống giáo viên...Trước đó, Thứ trưởng Hiển cũng......
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010: Ðề thi dùng chung cho các trường
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010: Ðề thi dùng chung cho các trường
Theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) hằng năm, các trường được Nhà nước giao chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy tổ chức một lần tuyển sinh.Bộ tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Giám đốc các ĐH, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH sử dụng đề thi chung của Bộ, chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng gói đề thi (nếu được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ), bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năng khiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng......
Tết ở gia đình có nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
Tết ở gia đình có nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam
Mỗi khi Tết đến xuân về, mỗi người con trong đại gia đình Nguyễn Lân đều mang tâm trạng bồi hồi tưởng nhớ đến những đấng sinh thành. Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam diễn ra như thế nào, có điều gì đặc biệt?Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua lời kể của GS.TS. Nguyễn Lân Dũng... Tết giản đơnĐối với riêng bản thân tôi, thực ra thì trước Tết là thời gian rất bận vì phải đáp ứng yêu cầu của một số báo và các chương trình truyền hình. Ngày Tết cổ truyền dành cho gia đình và bè bạn nên chỉ tiếp khách, đi thăm hỏi bạn bè thân thiết và anh chị em trong gia đình. Ngoài ra tôi còn dành thời gian trả lời thư chúc Tết của bạn bè trong và ngoài nước qua e-mail.GS. Nguyễn Lân bên cạnh gia đình GS.TS. Nguyễn Lân Dũng.Chuẩn bị Tết ở gia đình tôi cũng đơn giản lắm vì năm nào cơ sở trồng đào Nhật Tân (nơi tôi thường giúp đỡ kỹ thuật ghép mắt bích đào với các gốc cổ thụ lấy từ đào rừng hay đào trồng ăn......
Lạ lẫm anh đồ, bà đồ… múa chữ
Lạ lẫm anh đồ, bà đồ… múa chữ
Bên cạnh những ông đồ áo the, khăn xếp thì “phố ông đồ” Văn Miếu có cả những “anh đồ”, “bà đồ” cũng trổ tài múa chữ. Họ đều là những người đam mê vốn cổ của dân tộc và muốn đem đến sắc xuân cho mỗi nhà một chút tinh hoa văn hóa của ông cha. "Anh đồ" tóc dài như một ca sĩ nhạc rock với chiếc bút đạiChúm tay, bặm môi uốn chữNgười chưa có gia đình thì miệt mài làm việc, người có con thì tranh thủ cho con nghịch chữMột ni cô đang chăm chú cho chữChị Hoàng Anh Diệp giáo viên cấp 2 đã xin nghỉ hưu sớm 5 năm để theo đuổi tình yêu với thư pháp.“Anh đồ” này đến từ Nghệ An, tự viết lên tay hai chữ “Nhẫn”, “Tâm” để tự khuyên răn bản thân. Cô Lan, giáo viên cấp 3 đã về hưu, cô là 1 trong 2 người phụ nữ duy nhất làm “bà đồ” trên phố Văn Miếu.Tư thế ngồi xổm được nhiều anh đồ ưa thích khi cho chữ.Luyện chữ không ngừng nghỉ, lúc ít khách, nhiều anh đồ viết thư pháp vào cả cuốn sổ ghi......
"Tết thầy" liệu có còn?
"Tết thầy" liệu có còn?
“Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy” câu nói dân gian ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam mỗi khi Tết về - đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay “Tết thầy” liệu có còn? Ngày mùng 3 là ngày tết Thầy, điều đó cho thấy rằng đạo lý của dân tộc ta thật tốt đẹp. Vào ngày này, học trò đến thăm thầy cô giáo, chúc mừng năm mới và chúc sức khỏe thầy cô. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm này theo nhiều người đã bị “thương mại hóa”, không còn ý nghĩa và trong sáng như xưa nữa.Dưới đây là ý kiến của nhiều nhà giáo, nhà tâm lý, nhà quản lý giáo dục về Tết thầy hiện nay.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT:Ngày Tết đến thăm thầy có ý nghĩa rất thiêng liêng Hình thức Tết thầy xưa và nay rất khác nhau. Ngày xưa, đến ngày Tết thì học sinh đến với thầy cô chỉ cần chục trứng, con gà nhưng ngày......
Môn bơi sẽ được đưa vào chương trình tiểu học
Môn bơi sẽ được đưa vào chương trình tiểu học
Tin từ Bộ GD-ĐT, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ triển khai thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 - 2015. Bộ coi đây là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế tử vong do đuối nước gây ra đối với học sinh.Đối tượng môn học mới là học sinh cấp tiểu học, tập trung vào khối lớp 4 và mở rộng dạy cho học sinh khối lớp 3 và lớp 5. Các lớp dạy bơi sẽ được tổ chức vào dịp hè và các ngày nghỉ trong tuần, hoặc có thể lồng ghép vào chương trình môn học giáo dục thể chất.Môn bơi sẽ được đưa vào chương trình tiểu họcBể bơi được đầu tư xây dựng tại trường học, hoặc cụm trường với quy mô và hình thức phù hợp. Các trường lựa chọn, tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên thể dục cốt cán để đảm bảo về chuyên môn, kỹ năng dạy bơi cho học sinh.Việc dạy bơi trước tiên sẽ tổ chức thí điểm tại các trường có điều kiện thuận lợi, sau đó nhân rộng và thí điểm theo cụm trường......
Những ông đồ thế hệ @
Những ông đồ thế hệ @
Ở phố ông đồ Văn Miếu, bên cạnh những nhà thư pháp cao niên là nhiều gương mặt trẻ hân hoan cho chữ… Không áo the, khăn đóng đạo mạo, những chàng trai, cô gái này vẫn thu hút được nhiều khách xin chữ, vốn cũng đa phần là giới trẻ.Người về từ Quảng ChâuLinh, chàng trai gần 30 tuổi, bút hiệu Bạch Hổ là một trong những ông đồ trẻ tại con phố này. Linh học thư pháp từ cách đây 10 năm tại chùa Pháp Vân, và bỏ thêm vài năm tự luyện chữ vì thích. Hiện đang là lưu học sinh ngành Đông y tại trường Quảng Châu Trung Y Dược, Trung Quốc, anh còn tham gia Hội Thư pháp tại đây và dạy thư pháp cho người địa phương.Đang học ở Trung Quốc, nhưng Tết nào Linh cũng về góp chân ở phố ông đồ Từ 5-6 năm nay, dịp Tết nào Linh cũng mang bàn, chiếu, mực tàu, bút lông… ra đây góp vui. Kể cả khi đi du học, thì dịp về Tết, anh vẫn không quên lệ này… Anh còn sắm sửa các đồ nghề, như giấy, mực... ở Trung Quốc mỗi khi......
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 11
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 11
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND, NGƯT) lần thứ 11. Theo đó, quá trình xét tặng sẽ quan tâm các nhà giáo trực tiếp giảng dạy, giáo viên tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo nữ.Khi xét chọn danh hiệu NGND cho các nhà giáo đã được phong tặng NGƯT đủ sáu năm trở lên, cần bảo đảm các tiêu chuẩn NGND và phải tiếp tục giữ vững, phát huy ảnh hưởng của NGƯT, là giáo viên tiêu biểu có uy tín lớn ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội. Đối với nhà giáo đã về hưu, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo phải nộp về đơn vị công tác trước khi về hưu và thực hiện đầy đủ quy trình bốn bước, đủ số phiếu tín nhiệm và đủ số phiếu tán thành như quy định. Các nhà giáo lão thành hơn 70 tuổi tiêu biểu được xã hội tôn vinh, được giáo giới trong ngành tín nhiệm được đề nghị xét......
Trao học bổng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập
Trao học bổng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập
Nhằm khuyến khích các em học sinh vươn lên và đạt thành tích tốt trong học tập, sáng 10-2, Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên-Huế tiến hành trao học bổng cho những học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi năm học 2008-2009.Hội đã trao 75 suất học bổng, mỗi suất trị giá một triệu đồng. Trong đó, có 32 suất dành cho học sinh các trường THPT đạt các giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi quốc gia; 12 suất cho học sinh các trường THPT thi tốt nghiệp đạt 55 điểm trở lên và 31 suất cho học sinh các trường THPT thi đỗ đầu và đỗ điểm cao tại kỳ thi tuyển sinh vào đại học năm......
Bộ Giáo dục buộc giáo viên dùng miệng nhiều
Bộ Giáo dục buộc giáo viên dùng miệng nhiều
Từ năm học 2009 - 2010, Bộ GD-ĐT yêu cầu đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo lối mới. Giáo viên sẽ bớt cho điểm 5, 6, 7 và tăng những lời nhận xét về từng bài làm của học sinh.HS Trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Bảo AnhTừ năm học 2009 - 2010, Bộ GD-ĐT yêu cầu đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo phương pháp mới. Nghĩa là, điểm tổng kết môn học cả năm của HS sẽ được tính bằng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm duy nhất, chứ không tính điểm bình quân của cả 2 học kỳ như trước đây. Cụ thể, HS học đến thời điểm nào sẽ đánh giá ở thời điểm đó, không cộng gộp với các điểm kiểm tra trước. Nếu bài kiểm tra cuối kỳ có dấu hiệu bất thường, chênh lệch so với sự đánh giá của giáo viên thì sẽ được kiểm tra lại nhiều nhất là ba lần sau đó.Tinh thần quan trọng nhất theo thông tư này là HS sẽ được đánh giá chủ yếu bằng lời nhận xét, giáo viên ít phải cho điểm số.Trong......