Thứ sáu,  20/09/2024

Chàng trai khuyết tật làm giàu từ cây tre Bát Độ

Là người tiên phong đưa cây tre Bát Độ về với vùng đất khó nhưng anh Lương Văn Hồng ở xóm Kép II, xã Quyết Thắng (Hữu Lũng) vẫn rất tự tin vào sự thành công của mô hình. Và sau gần 3 năm chăm sóc, vườn tre Bát Độ của anh đã cho thu lãi gần trăm triệu đồng.Từ khi sinh ra anh đã phải chịu thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa. Với một đôi chân không lành lặn đã khiến cho việc đi lại của anh gặp rất nhiều khó khăn, lại được sinh ra trong một gia đình nghèo, cả nhà chỉ biết trông chờ vào cây lúa, cây ngô… Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên học hết THCS anh phải nghỉ học theo bố mẹ làm đồng. Công việc vất vả mà cuộc sống cũng chẳng cải thiện được là bao, ước mơ thoát khỏi cuộc sống nghèo khó đã làm anh nhiều đêm thức trắng. Năm 2005, vô tình trong một lần đi chợ ngoài thị trấn, anh thấy họ bán một loại măng toàn củ. Tò mò, anh tìm hiểu và được người bán hàng cho biết là...

Là người tiên phong đưa cây tre Bát Độ về với vùng đất khó nhưng anh Lương Văn Hồng ở xóm Kép II, xã Quyết Thắng (Hữu Lũng) vẫn rất tự tin vào sự thành công của mô hình. Và sau gần 3 năm chăm sóc, vườn tre Bát Độ của anh đã cho thu lãi gần trăm triệu đồng.
Từ khi sinh ra anh đã phải chịu thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa. Với một đôi chân không lành lặn đã khiến cho việc đi lại của anh gặp rất nhiều khó khăn, lại được sinh ra trong một gia đình nghèo, cả nhà chỉ biết trông chờ vào cây lúa, cây ngô… Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên học hết THCS anh phải nghỉ học theo bố mẹ làm đồng. Công việc vất vả mà cuộc sống cũng chẳng cải thiện được là bao, ước mơ thoát khỏi cuộc sống nghèo khó đã làm anh nhiều đêm thức trắng. Năm 2005, vô tình trong một lần đi chợ ngoài thị trấn, anh thấy họ bán một loại măng toàn củ. Tò mò, anh tìm hiểu và được người bán hàng cho biết là măng tre Bát Độ, anh nảy ra ý định trồng thử loại tre này trong vườn nhà. Thấy cây tre này phát triển tốt, anh quyết định mua 300 gốc tre Bát Độ trồng tại bãi cát của gia đình. Sau gần 3 năm chăm sóc, lứa măng đầu tiên đã cho thu hoạch và cũng chính thời gian này anh gặp khó khăn, trở ngại rất lớn trong khâu tiêu thụ. Anh đã phải cùng với bố mình chở măng đi khắp các chợ để bán. Tuy nhiên, cũng chính những lần mang măng ra chợ bán đã giúp anh hình thành các mối tiêu thụ. Hai năm trở lại đây, vườn măng bắt đầu cho thu hoạch rộ, mỗi gốc cho thu hoạch tới gần 5 tạ măng tươi, giá từ 5.000 – 7.000 /kg, cao điểm lên tới 8-10.000/kg, trừ chi phí cũng lãi gần trăm triệu đồng.
Anh cho biết, muốn tre ra nhiều măng và tập trung thì phải ngày nắng ráo dùng dao chặt toàn bộ phần cành, lá cách mặt đất khoảng 4m để ức chế quá trình sinh trưởng của thân, lá, giúp kích thích ra nhiều măng. Đồng thời cắt tỉa cây nhỏ và dùng cuốc moi đất xung quanh gốc để đất khô từ 10-12 ngày, sau đó dùng phân NPK và phân chuồng rắc xung quanh gốc cách xa khoảng 25-30cm, vun cao giữ ẩm tạo điều kiện cho măng mọc thuận lợi. Khoảng 2 tháng sau tre bắt đầu ra măng, khi măng cao từ 5-10cm là thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Thấy hiệu quả kinh tế cao, sắp tới anh dự định mở rộng thêm diện tích đất trồng tre để tăng thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Nhờ cây tre Bát Độ, anh đã có cuộc sống ổn định. Nhưng điều hạnh phúc hơn là anh đã vượt qua mặc cảm, tự ti để vượt qua số phận, khẳng định mình và đã thành công.

Hoàng Thị Long