Thứ sáu,  20/09/2024

Người thầy giáo, thương binh ưu tú

Đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế Thái Bình đã quen thuộc hình ảnh tận tụy của Nhà giáo Ưu tú, thương binh Nguyễn Tiến Dũng. Nhiều khi trời trở gió, vết thương cũ tái phát đau nhức, thầy vẫn miệt mài bên trang giáo án, trăn trở tìm tòi phương pháp dạy và học mới để nâng cao chất lượng đào tạo.Năm 1997, khi về nhận trách nhiệm là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, trang thiết bị vật chất còn thiếu thốn; phương pháp giảng dạy cũ, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên sinh viên ra trường không xin được việc làm. Thầy đã trăn trở đi khắp các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực cần được đào tạo. Từ đó, thầy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo theo phương châm: 'Đào tạo những gì xã hội cần'. Nhờ đó, nhà trường bắt đầu ký được nhiều hợp đồng đào tạo của các đơn vị; học sinh hăng hái học tập, thầy...

Đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Kinh tế Thái Bình đã quen thuộc hình ảnh tận tụy của Nhà giáo Ưu tú, thương binh Nguyễn Tiến Dũng. Nhiều khi trời trở gió, vết thương cũ tái phát đau nhức, thầy vẫn miệt mài bên trang giáo án, trăn trở tìm tòi phương pháp dạy và học mới để nâng cao chất lượng đào tạo.
Năm 1997, khi về nhận trách nhiệm là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, trang thiết bị vật chất còn thiếu thốn; phương pháp giảng dạy cũ, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên sinh viên ra trường không xin được việc làm. Thầy đã trăn trở đi khắp các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực cần được đào tạo. Từ đó, thầy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo theo phương châm: &#39Đào tạo những gì xã hội cần&#39. Nhờ đó, nhà trường bắt đầu ký được nhiều hợp đồng đào tạo của các đơn vị; học sinh hăng hái học tập, thầy cô yên tâm giảng dạy.
Năm 2007, khi Trung ương phát động Cuộc vận động &#39Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh&#39, với cương vị Bí thư Đảng bộ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của nhà trường, thầy cùng Ban giám hiệu nhận thấy đây là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Thầy bàn bạc và thống nhất tổ chức biên soạn giáo trình &#39Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh&#39 đưa vào giảng dạy chính khóa cho tất cả các lớp. Môn học mới này giúp người học nâng cao tình cảm, ý chí, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp theo tấm gương của Người; học ở Bác đức tính tự học, khơi dậy trong học sinh niềm đam mê học tập, rèn luyện.
Năm học 2009 – 2010, với phương châm vừa học, vừa làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, thầy cùng Ban giám hiệu đã đề ra tiêu chuẩn thi đua hằng tháng: &#39Cán bộ giáo viên học tập làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh&#39, &#39Học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện, làm theo lời Bác&#39. Tổ chức cho giáo viên, học sinh ghi &#39Sổ Báo công dâng Bác&#39. Xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho sinh viên và để bình xét và cấp giấy chứng nhận &#39Học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện, làm theo lời Bác&#39 cho những sinh viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, làm theo lời Bác từng học kỳ, từng năm học, từ cấp khối, cấp trường. Từ khi phát động phong trào, nền nếp kỷ cương trong trường học chuyển biến tích cực. Học sinh, sinh viên chăm chỉ học tập và có ý thức cao trong rèn luyện, lập thân, lập nghiệp. Tỷ lệ chuyên cần của học sinh, sinh viên toàn trường năm học 2008 – 2009 đạt 98,7%, không có tiết học yếu kém. Tỷ lệ học sinh, sinh viên khá giỏi đạt 34,8%, tăng 10,5% so với trước năm 1997.
Bên cạnh công tác quản lý, thầy Dũng còn là một tấm gương về tinh thần nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp đào tạo. Khi đảm nhận công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cấp xã, phường do UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu, thầy đã mạnh dạn bổ sung một số môn học gắn với thực tế công việc tại xã, phường, thị trấn như: Công tác khuyến nông, quản lý nhà nước và tin học văn phòng, xây dựng Đảng, vận động quần chúng, quản lý kinh tế nông nghiệp, quản trị kinh doanh nông nghiệp, ma-két-tinh nông nghiệp, nhất là những kiến thức về pháp luật. Tùy chuyên ngành học viên đăng ký để có thể điều chỉnh phù hợp. Thầy nghiên cứu năm kỹ năng, chú trọng rèn luyện cho các học viên nghiệp vụ chuyên môn, viết tổng hợp báo cáo, quan hệ giao tiếp, thu nhận và xử lý thông tin, xử lý các tình huống. Thầy hướng dẫn các học viên chọn đề tài tiểu luận, luận văn là những vấn đề đang đặt ra tại cơ sở như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý đất đai, phát triển làng nghề… Việc bảo vệ luận văn được tổ chức ngay tại địa phương, có đại diện cấp ủy tham gia phản biện. Cách làm này giúp học viên phải nắm rõ tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương, tránh được tình trạng sao chép luận văn, tiểu luận; rèn luyện kỹ năng xử lý các vấn đề mới đặt ra ở cơ sở. Phương pháp giảng dạy mới của thầy đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cơ sở, được UBND tỉnh Thái Bình đánh giá cao.
Với tinh thần say mê, ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng được đồng nghiệp và học trò yêu mến. Nhiều năm liền thầy là giáo viên dạy giỏi, được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2002 và được tôn vinh là điển hình tiên tiến trong Tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động lớn.
Theo Nhandan