Thứ năm,  19/09/2024

Một phụ nữ làm kinh tế giỏi

LSO-Chị Thương dân tộc Tày (sinh năm 1980), sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông chị em ở thôn Làng Mủn, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng. Năm 1998 chị tốt nghiệp PTTH, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn; thương bố mẹ và các em, chị đã quyết định lập gia đình để phụ giúp bố, mẹ nuôi các em ăn học. Chị cho biết, năm 2000 chị lập gia đình, khi đó cuộc sống khó khăn trăm bề. Sau nhiều tháng ngày bươn trải đủ nghề từ nấu rượu, nuôi lợn, trồng thạch, buôn dưa hấu, bán hàng tạp hóa... suy nghĩ làm sao để thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình luôn thường trực trong lòng chị. Sau nhiều tháng ngày suy nghĩ, trăn trở, không chịu bó tay trước cái đói, cái nghèo, chị đã mạnh dạn bắt tay vào làm kinh tế gia đình.Năm 2007, chị gom tất cả số vốn ít ỏi cả gia đình và vay anh em họ hàng xây 2 ngăn chuồng nuôi 2con lợn nái để tự cấp giống cho gia đình nuôi lợn thịt. Đồng thời tranh thủ kết...

LSO-Chị Thương dân tộc Tày (sinh năm 1980), sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông chị em ở thôn Làng Mủn, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng. Năm 1998 chị tốt nghiệp PTTH, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn; thương bố mẹ và các em, chị đã quyết định lập gia đình để phụ giúp bố, mẹ nuôi các em ăn học.
Chị cho biết, năm 2000 chị lập gia đình, khi đó cuộc sống khó khăn trăm bề. Sau nhiều tháng ngày bươn trải đủ nghề từ nấu rượu, nuôi lợn, trồng thạch, buôn dưa hấu, bán hàng tạp hóa… suy nghĩ làm sao để thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình luôn thường trực trong lòng chị. Sau nhiều tháng ngày suy nghĩ, trăn trở, không chịu bó tay trước cái đói, cái nghèo, chị đã mạnh dạn bắt tay vào làm kinh tế gia đình.
Năm 2007, chị gom tất cả số vốn ít ỏi cả gia đình và vay anh em họ hàng xây 2 ngăn chuồng nuôi 2con lợn nái để tự cấp giống cho gia đình nuôi lợn thịt. Đồng thời tranh thủ kết hợp làm đậu, nấu rượu, bán hàng tạp hóa tại nhà, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Năm 2009, sau khi đi tham quan, học tập mô hình chăn nuôi lợn nái ở Bắc Giang, chị tiếp tục bàn với gia đình mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi. Chị vay ngân hàng chính sách 30 triệu đồng cùng với số vốn vay anh em họ hàng đầu tư xây dựng chuồng lợn nái theo đúng tiêu chuẩn với tổng chi phí và mua con giống 150 triệu đồng.
Ban đầu vì chưa có kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, thêm vào đó do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên chị đã gặp không ít lần rủ ro, thất bại. Nhưng với tinh thần chịu khó nghiên cứu, học hỏi và ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, chị đã đạt được những thành công đáng kể. Hiện nay mô hình chuồng trại của chị đã cơ bản đảm bảo cho chăn nuôi, mở rộng quy mô trong việc cung cấp giống lợn cho bà con trong và ngoài xã. Hiện tại, tổng số lợn nái đang nuôi trong chuồng là 21 con, lợn thịt 40 con. 6 tháng cuối năm 2011, chị đã chủ động mở rộng chuồng trại để tập trung phát triển nuôi lợn thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm tết Nguyên đán 2012 trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, nhận thấy dịch vụ cho thuê dụng cụ phục vụ các đám hiếu, hỷ đang rất cần thiết mà trong xã lại chưa có ai làm, chị bàn với gia đình và tiếp tục mạnh dạn vay vốn đầu tư mua 130 bộ khung bạt, bàn ghế, bát đĩa phục vụ cho thuê với tổng chi phí 150 triệu đồng. Năm 2011 chị tiếp tục đầu tư mua ô tô bán tải để chuyên chở các loại hàng hóa cung cấp cho khách hàng, chở vật liệu xây dựng…

Sau 10 năm tập trung phát triển kinh tế gia đình, hiện nay chị đã thu được kết quả rất khả quan. Tổng các nguồn thu từ đầu năm đến nay đạt 136 triệu đồng. Hiện nay gia đình chị giải quyết việc làm thường xuyên cho 4-5 lao động với mức lương từ 1,5-3 triệu đồng/người/ tháng.

Vi Thị Thập