Thứ năm,  19/09/2024
Cựu chiến binh làm giàu nơi núi đá
Cựu chiến binh làm giàu nơi núi đá
LSO-Ông Nguyễn Giảng Võ sinh ra và lớn lên tại xã Nam Linh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sau hơn 10 năm phục vụ trong quân đội, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 12 năm 1985 ông được xuất ngũ về địa phương tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng (quê vợ). Thời điểm đó, kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng còn nhiều khó khăn, vợ ông lại làm nghề nông, đất canh tác quá ít, chỉ có trên 1 sào vườn, 3 con đều còn nhỏ, cuộc sống gia đình nghèo khổ và túng quẫn. Ông luôn trăn trở: “Làm gì để thoát nghèo và có cuộc sống khá giả”, điều đó cứ đeo đẳng theo ông.Với nghị lực của người lính đã qua 10 năm thử thách trong gian khổ, ác liệt, ông xác định quyết tâm cao, không ngại khó, ngại khổ, ham học hỏi cách làm giàu. Ông đã sớm nhận ra nhu cầu vật liệu xây dựng và lợi thế ngay trên mảnh đất gia đình ông đang ở, đó là tài nguyên thiên nhiên núi đá. Năm 1999 ông đã quyết......
Hết lòng vì học sinh thân yêu
Hết lòng vì học sinh thân yêu
LSO-Yêu nghề, mếm trẻ là một trong những ưu điểm mà đồng nghiệp nhận xét về thầy Hà Minh Tuấn, hiệu trưởng trường tiểu học xã Xuân Long, huyện Cao Lộc. Với tinh thần tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, nhiều năm liền, thầy luôn đạt danh hiệu lao động tiến tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.Năm 1986, tốt nghiệp cấp III, với ước mơ cháy bỏng được trở thành người thầy giáo đem cái chữ thắp sáng bản làng, thắp sáng tương lai cho các em nhỏ. Chàng trai trẻ Hà Minh Tuấn đã quyết định thi vào trường Trung cấp Sư phạm Lạng Sơn. Sau hai năm miệt mài đèn sách trên giảng đường sư phạm, năm 1988, anh đã tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm và đuợc tổ chức phân công công tác tại trường tiểu học xã Hải Yến, huyện Cao Lộc. Thời đó, xã Hải Yến là một trong những xã khó khăn của huyện, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, học sinh phải học tập trong những ngôi nhà tranh, vách đất, trường lại cách xa nhà mấy chục cây......
Ông Thương hy sinh vật chất vì lợi ích cộng đồng
Ông Thương hy sinh vật chất vì lợi ích cộng đồng
LSO- Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông Trần Văn Thương cán bộ văn hóa xã Minh Phát, huyện Lộc Bình đã hiến 1.200m2 đất cho Nhà nước làm sân tập thể dục cho trường THCS xã. Ông là một tấm gương tiêu biểu của huyện Lộc Bình được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2010.Từ năm 2007 về trước, thầy trò Trường THCS xã Minh Phát, huyện Lộc Bình dạy và học chung với trường tiểu học. Khi chuyển sang địa điểm mới. Trường chỉ đủ diện tích xây dựng phòng học, các phòng chức năng, còn thiếu sân chơi bãi tập. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2009, ông Trần Văn Thương bàn bạc với vợ con hiến diện tích đất ngay gần trường học cho Nhà nước làm sân tập thể dục cho học sinh trường THCS. Ý nghĩ ấy đã được vợ con ông chấp thuận. Từ đó đến nay mảnh đất này đã giúp ích rất nhiều cho công việc giảng dạy học tập của thầy trò trong Trường THCS xã Minh Phát. Việc làm của ông Trần Văn Thương đã......
Thành công trong gian khó
Thành công trong gian khó
LSO-Trong một chuyến công tác nhân dịp Tháng Thanh niên, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của anh Nguyễn Văn Giáp, xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng, mặc dù là những tháng đầu năm, nhưng trang trại đang bước vào thời điểm nước rút, để kịp chuẩn bị cho các hợp đồng đã được ký kết. Bận rộn là thế, nhưng anh Nguyễn Văn Giáp vẫn vui vẻ đón tiếp chúng tôi. Trong câu chuyện về những ngày đầu khởi nghiệp trên mảnh đất quê nhà, chúng tôi cảm nhận niềm đam mê và khát vọng làm giầu cháy bỏng của người chủ trang trại trẻ. Mô hình rừng keo ở xã Kai Kinh, Hữu Lũng - Ảnh: Thanh SơnSinh gia và lớn lên ở thôn Voi Xô, xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng, có 3 anh chị em, anh là con trai cả trong nhà. Kinh tế gia đình khó khăn, bố mất sớm các em còn nhỏ, vậy là niềm mơ ước trở thành sinh viên đại học đã không thể trở thành hiện thực, anh phải nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ làm kinh tế, nuôi các em ăn học. Không chịu khuất phục......
Triệu phú trẻ trên vùng đất khó
Triệu phú trẻ trên vùng đất khó
LSO-Không ngại khổ, chịu học hỏi, tính rất cởi mở và nhanh nhẹn - đó là những ghi nhận đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với đoàn viên Lâm Văn Cao tại thôn Nà Lẫm, xã Lục Thôn, huyện Lộc Bình. Sinh năm 1978, đến năm 1998 anh lập gia đình, giờ đã có hai con trai, cả hai vợ chồng sinh sống hoàn toàn dựa vào làm nông nghiệp. Anh kể, khi mới lập gia đình, khó khăn trăm bề, đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều, giao thông đi lại cách trở, nghề nghiệp không có, chỉ biết cày ruộng trồng lúa, trồng ngô để sinh sống qua ngày. Quyết không chịu bó tay trước những khó khăn, năm 2003 anh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội được 5 triệu đồng rồi thuê máy xúc đào ao thả cá với diện tích trên 500m2. Tận dụng diện tích ao thả cá anh tiếp tục đầu tư kết hợp chăn nuôi ngan, vịt và chăn nuôi lợn thịt. Sau hơn 2 năm làm ăn tích góp được ít vốn kha khá, giữa năm 2005 anh quyết định mở rộng sản xuất chăn nuôi......
Một phụ nữ biết cách làm giàu
Một phụ nữ biết cách làm giàu
LSO-Chị Đổng Thu Hiền, 34 tuổi ở thôn Nà Súng, xã Vĩnh Lại, huyện Văn Quan được người dân quanh vùng biết đến là một phụ nữ năng động, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.Trước đây, giống như bao gia đình nông dân miền núi khác chỉ sống nhờ vào mấy sào ruộng cạn nên vất vả mà vẫn thiếu thốn đủ bề. Năm 1999 gia đình chị Hiền chuyển vào miền Nam sinh sống với hy vọng tìm một cuộc sống mới. Sau gần 2 năm nếm trải bao cực khổ nơi đất khách quê người mà vẫn không khấm khá hơn, vợ chồng chị quyết định trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Về quê, chị bắt đầu vay vốn ngân hàng mua 40 con lợn giống. Thời điểm đó việc vay vốn ngân hàng để nuôi 40 con lợn giống là khá mạo hiểm, thế nhưng may mắn đã không mỉm cười với sự mạnh dạn của vợ chồng chị khi 2 lần liên tiếp đàn lợn 80 con của chị chết toàn bộ vì dịch lở mồm long móng. Mất trắng cả vốn lẫn lãi, lại mang......
Người phụ nữ Việt Nam xưa và nay
Người phụ nữ Việt Nam xưa và nay
LSO-Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Nữ công nhân Công ty TNHH Hùng Vương - Ảnh: N.NKhông chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống. trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc......
Năng động, yêu nghề
Năng động, yêu nghề
LSO-Năm 2004, tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn, cô giáo trẻ Hà Thúy Lạng được tổ chức phân công về giảng dạy tại Trường PTCS Đồng Giáp (Văn Quan). Đây là một trong những ngôi trường còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, giao thông đi lại quá khó khăn, nhưng với tinh thần yêu nghề, sự năng động nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng những kiến thức được đào tạo từ môi trường sư phạm, cô đã đem hết khả năng của mình để truyền đạt những kiến thức cho các em học sinh nơi đây. Sau 2 năm liên tục đứng trên bục giảng, được đồng nghiệp đánh giá cao về năng lực, trình độ chuyên môn, cô được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng cử đi tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, ngay lần đầu tiên tham gia cô đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện. Đến năm học 2009 – 2010, cô được tổ chức điều động về giảng dạy tại Trường THCS Khánh Khê (Văn Quan) và được nhà trường phân công giữ trọng trách tổ trưởng tổ chuyên môn, đồng thời tham gia......
Người chi hội trưởng gương mẫu
Người chi hội trưởng gương mẫu
LSO-Đến phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, rất nhiều người biết bà Vy Thị Kim Mỹ, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi (NCT) khối 9. Sở dĩ có điều đó bởi bà là một chi hội trưởng gương mẫu, có nhiều đóng góp cho phong trào hội NCT của phường trong nhiều năm qua. Ngày 3/2/2009, bà đã vinh dự được nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, đó chính là ghi nhận lớn lao nhất cho sự phấn đấu không ngừng của bà cho sự nghiệp chung.Để hoàn thành tốt nhiệm vụ với cương vị được giao là Phó Chủ tịch hội NCT của phường và Chi hội trưởng chi hội NCT khối 9 (từ năm 1998 đến nay) bà nghiên cứu kỹ điều lệ, các văn bản về công tác hội, quan tâm sâu sát đến từng hội viên và hoạt động của hội, luôn lắng nghe những ý kiến của hội viên, tham khảo những mô hình hội NCT ở các phường bạn và trên cả nước để từ đó có những ý kiến đóng góp, cải tiến mới cho hoạt động của hội. Trong những năm qua, mặc dù tuổi cao, nhưng bà......
Một nữ giám đốc "giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Một nữ giám đốc "giỏi việc nước, đảm việc nhà"
LSO-Đó là Trần Thị Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm Sở y tế Lạng Sơn. Hơn 20 năm công tác tại Trung tâm, chị được giao nhiệm vụ phó giám đốc từ năm 1998-2006, giám đốc từ năm 2007 đến nay. Trong những năm qua trên cương vị được giao, chị Thành đã vượt qua những khó khăn, thách thức, năng động, chủ động, sáng tạo, gương mẫu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. Phối hợp với phòng quản lý dược, thanh tra Sở y tế, quản lý thị trường tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và mỹ phẩm trên địa bàn. Trong công tác chuyên môn, kỹ thuật luôn sâu sát, trực tiếp tham gia công tác kiểm nghiệm, công tác màng lưới cùng anh chị em trong đơn vị, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, cùng đồng nghiệp tìm biện pháp khắc phục. Ngoài công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chị Thành còn sắp xếp thời gian nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đã tốt nghiệp......