Thứ năm,  19/09/2024
Ông Chính mạnh dạn chuyển đổi hướng đi mới
Ông Chính mạnh dạn chuyển đổi hướng đi mới
LSO-Nhắc tới ông Nguyễn Khắc Chính, đa số người dân ở thôn Ao Đẫu, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng đều biết đến, bởi ông không chỉ là người nông dân cần mẫn, chịu thương chịu khó, mà ông còn luôn nhạy bén với cái mới, tích cực học hỏi, năng động trong cơ chế thị trường, nhất là trong việc chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thời gian gần đây người dân trong xã lại thấy ông xây dựng chuồng để nuôi và nhân giống tắc kè. Khu chuồng nuôi của ông Chính được xây dựng trên diện tích 400m2 đổ cột bê tông cao khoảng 5m, xung quanh rào bằng lưới sắt, ở giữa có một khung giàn sắt nhỏ hơn và chia làm 2 tầng. Tầng trên được để những phên gỗ, đây là nơi trú ẩn lý tưởng cho tắc kè, ngoài ra bên trong khu chuồng nuôi ông còn bầy trí và thiết kế nhiều chỗ để cây cảnh và có những ống tre có hốc để tắc kè lựa chọn nơi trú ngụ. Ông Chính cho biết, tắc kè vừa có tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế......
Người thương binh gắn bó với rừng
Người thương binh gắn bó với rừng
LSO-Theo lời giới thiệu của cán bộ phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Lộc Bình, chúng tôi tìm đến xã Hữu Khánh, thăm gia đình người thương binh với mô hình kinh tế vườn rừng được đánh giá cao trong nhiều năm gần đây. Không khó để tìm thấy ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi của ông Lý Văn Tư, tọa lạc bên sườn đồi, nổi bật trên nền xanh của cây cối.Trên lối vào nhà, chúng tôi đi giữa một vườn bưởi sai trĩu quả. Nhìn thẳng vào bên trong là một khu vườn với nhiều loại cây trái, một ao to nuôi thả cá và xa xa là sườn đồi xanh mướt bóng cây... Ông Tư sinh năm 1952. Năm 1970 theo tiếng gọi của tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và chiến đấu anh dũng cùng với đồng đội tại vùng Đồng Tháp Mười. Khi xông pha trên chiến trường, cũng như những người chiến sĩ khác, ông từng hứng chịu rất nhiều vết thương do bom đạn. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, ông xuất ngũ với tỉ lệ thương tật được xác định là 26%. Trở......
Chị Phiên làm kinh tế giỏi
Chị Phiên làm kinh tế giỏi
LSO-Trước kia, hoàn cảnh gia đình chị Lưu Thị Phiên ở thôn Bản Trúc, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia còn gặp rất nhiều khó khăn, các con còn nhỏ, thiếu vốn chưa biết cách làm ăn, thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, vườn. Năm 1999 trở lại đây, được sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đặc biệt là sự giúp đỡ của hội phụ nữ xã tạo điều kiện cho gia đình chị vay vốn 2 triệu đồng, cùng với ít vốn vay mượn của anh em họ hàng, chị đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi. Khi thấy có hiệu quả, chị tiếp tục đầu tư mở thêm cửa hàng bán thức ăn gia súc, hàng tạp hoá và làm dịch vụ xay xát phục vụ cho người dân trong xã. Đến năm 2005, khi có chút vốn chị đã mở rộng kinh doanh kết hợp với chăn nuôi và trồng rừng. Hiện nay, trong chuồng nhà chị có khoảng 40 con dê sinh sản và dê thịt, 100 con gà, 4 con lợn nái và lợn đực giống. Cùng với đó, chị còn trồng được khoảng 5 ha......
Cô thủ khoa trường "Chu"
Cô thủ khoa trường "Chu"
LSO-Vượt qua 663 thí sinh thi tuyển vào Trường THPT Chu Văn An năm nay, Bùi Bích Ngọc đứng đầu danh sách đỗ vào chuyên Anh và cũng là thủ khoa của toàn trường với tổng số điểm là 47,25 (tối đa 50 điểm).Ngọc sinh ra trong một gia đình có hai chị em gái, bố là cựu chiến binh còn mẹ là cán bộ. Từ nhỏ em đã nhận được sự thương yêu, dạy bảo chu đáo của bố mẹ và chị gái. Vì thế, Ngọc có điều kiện học tập tốt để đạt được kết quả cao nhất và trong tất cả các môn học, em đặc biệt yêu thích môn tiếng Anh.Nếu các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng, học ngoại ngữ không cần nhiều thời gian mà phải học đều đặn 30 phút/ngày thì Ngọc lại cần cù, say mê dành đến 3 tiếng/ngày để học tiếng Anh. Do đó, trong các năm học, em đều tham gia và giành được thành tích cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) môn tiếng Anh. Tiêu biểu, năm học lớp 5, Ngọc đạt giải ba – Kỳ thi chọn HSG cấp thành phố; đến năm......
Hạnh phúc khi là một cán bộ BHXH
Hạnh phúc khi là một cán bộ BHXH
LSO-Cùng với nhiều người khác, tôi là một trong những cán bộ đầu tiên có mặt tại BHXH tỉnh Lạng Sơn ở buổi đầu thành lập. Chắc chắn trong ký ức của tôi và các bạn đồng nghiệp thuở ấy, chẳng ai có thể quên khu nhà cấp 4 mượn tạm của Sở Lao động Thương binh&Xã hội được dùng làm trụ sở cơ quan BHXH khi ấy… 14 năm gắn bó với ngành BHXH ở cương vị một cán bộ quản lý (trong đó có 10 năm làm Giám đốc BHXH tỉnh), điều mà tôi tâm đắc nhất chính là biện pháp để đạt được hiệu quả của công tác quản lý. Vào thời điểm ấy, ngành BHXH tuy vừa mới thành lập song khối lượng công việc tiếp nhận từ 2 ngành LĐTBXH và Liên đoàn Lao động chuyển sang không phải nhỏ; Hệ thống văn bản nghiệp vụ nhiều, tản mát; Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu,... Trong bối cảnh khó khăn đó, tôi luôn tự nhủ mình phải không ngừng nỗ lực, tự học hỏi, hoàn thiện mình, vừa tích lũy kiến thức nghiệp vụ, vừa tích lũy kinh nghiệm quản lý, tham......
Nhà giáo có nhiều cống hiến
Nhà giáo có nhiều cống hiến
LSO-Đã có trên 30 năm gắn bó, trải qua bao vất vả thăng trầm của cuộc sống, với một tấm lòng yêu nghề, vì những em học sinh thân yêu, cô đã đem hết mọi khả năng cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục. Hiện nay là hiệu trưởng một ngôi trường thuộc xã vùng 3 còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, cô cùng Ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là cô giáo Hoàng Thị Liệu, sinh năm 1956, Hiệu trưởng Trường THCS xã Tri Lễ, huyện Văn Quan. Sau khi được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, tháng 10/1977 cô là giáo viên Trường cấp 1 + 2 xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan, sau đó theo học tại Trường CĐSP Việt Bắc tốt nghiệp ra trường tháng 8/1984. Từ tháng 9/1984 đến tháng 8/1986 được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Lao động huyện Văn Quan, từ tháng 9/1986 đến tháng 8/1995 Phó Hiệu trưởng Trường PTCS thị trấn Văn Quan, tháng 9/1995 đến tháng 8/2007 Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Văn Quan.......
Chị trạm trưởng "hai giỏi"
Chị trạm trưởng "hai giỏi"
LSO-Là cách gọi thân thương, trìu mến dành cho chị Trình Thị Luyến, Trưởng ban Nữ công CĐCS Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Chi uỷ viên Chi bộ, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Cao Lộc. Không chỉ vượt khó lao động giỏi, chị Luyến còn nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc, đảm đang trong vai trò người vợ, người mẹ, người giữ lửa sưởi ấm gia đình.Tâm sự với phóng viên, Chị Luyến chia sẻ: Với vai trò là Trạm trưởng, nhiều năm qua, tôi đã cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành công tác quản lý, cùng đồng nghiệp xây dựng thành công các mô hình trình diễn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới như: nuôi gà an toàn sinh học, nhân giống lạc mới, thâm canh lúa lai vùng khó, thâm canh ngô lai, lạc che phủ nylon, chương trình khí sinh học… làm cơ sở để tổ chức hội nghị đầu bờ cho bà con nông dân đến tham quan học tập và áp dụng làm theo. Bên cạnh đó, hàng năm, tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí được cấp, Trạm đã tổ chức được từ 30-40 cuộc tập......
Anh thương binh khắc ghi lời Bác dạy
Anh thương binh khắc ghi lời Bác dạy
LSO-Cái dáng lênh khênh, nhưng nhanh và chắc, đôi mắt sáng và cái nhìn thật hiền, đó là những gì chúng tôi cảm nhận được từ anh Vũ Phong Quyết, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Thắng toạ lạc tại thôn Nà Giảo, xã Hợp Thành, Cao Lộc, Lạng Sơn.Anh giám đốc – thương binh Vũ Phong QuyếtVốn là lính thông tin, xuất ngũ năm 1982, gia tài của anh Quyết lúc bấy giờ chỉ là chiếc ba lô lép kẹp, 2 bộ quần áo và mang trên mình vết thương hạng 4. Bù lại cái vật chất khiêm tốn ấy, anh có cả một gia tài tinh thần là được rèn luyện trong quân ngũ, tính kỷ luật cao, tinh thần vượt khó và tính cẩn thận của anh lính thông tin. Hơn thế là lời Bác dạy được anh khắc ghi: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Rồi anh thương binh Quyết xây dựng gia đình, nhưng chị đau yếu luôn, bao nhiêu tiền dồn vào thuốc thang cho chị. Có lần chị lên cơn đau, nhà hết cả gạo, tiền và đêm ấy anh Quyết đã lặng lẽ khóc. Cũng trong đêm ấy, anh......
Năng động và tận tụy với công việc
Năng động và tận tụy với công việc
LSO-Nhiệt tình và dễ mến đó là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với thiếu tá Nguyễn Thị Minh, Phó Đội trưởng Đội Quản lý vật tư Phòng Hậu cần kỹ thuật Công an tỉnh. Là một cán bộ quản lý vật tư, chị luôn chủ động xây dựng kế hoạch chỉ tiêu sát hợp với nhu cầu thực tiễn của Công an tỉnh theo đúng qui định của Bộ trang cấp. Lặng lẽ âm thầm với những con số, chị đã góp phần vào thành công cho những chuyên án, vụ án. Bất kể khi nào có yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ, chị đáp ứng kịp thời, chính xác định mức nguyên liệu để đồng đội mình khẩn trương lên đường chiến đấu. Luôn biết khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với việc quản lý xăng dầu, vũ khí không phải đơn giản và luôn yêu cầu sự chuẩn xác, chu đáo. Số lượng xăng dầu xuất, nhập mỗi ngày đều được chị ghi chép đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để khi cân đối sổ sách chứng từ đảm bảo chính xác. Chịu khó tìm......
Tấm gương làm kinh tế của một gia đình có công
Tấm gương làm kinh tế của một gia đình có công
LSO-Được Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Chi Lăng giới thiệu, tôi có dịp đến thăm gia đình anh Luân Văn Hùng là con liệt sỹ, ở thôn Hoà Mục, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, người được mệnh danh làm kinh tế giỏi trong xã. Bằng thâm canh cây lúa, ngô, trồng dưa hấu, na, phát triển chăn nuôi, mỗi năm gia đình anh thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn, cuộc sống chính của gia đình hàng năm chỉ trông chờ vào hơn 1 mẫu lúa, 3-4 sào ngô, với 7 nhân khẩu, lao động vất vả nhưng cũng không đủ ăn, để khắc phục cảnh đói nghèo, nhiều đêm anh Hùng đã trăn trở suy nghĩ, tìm cung cách làm ăn mới. Năm 2003, bằng những kinh nghiệm học được qua các lớp khuyến nông về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi của huyện, thông qua báo, đài và các mô hình làm kinh tế ở địa phương, anh đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa lai, có năng......